Giám sát việc chấp hành pháp luật công tác quy hoạch xây dựng tại huyện Thanh Trì (15:20 13/11/2019)


HNP - Sáng 13-11, Đoàn giám sát số 1 của Thường trực HĐND Thành phố, do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP làm trưởng đoàn, đã làm việc tại huyện Thanh Trì về việc chấp hành pháp luật công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận buổi giám sát


Báo cáo với đoàn giám sát, đại diện huyện Thanh Trì cho biết: Năm 2009, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Trì, tỷ lệ 1/5.000. Về quy hoạch nông thôn, năm 2008, huyện đã phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 cho 12/15 xã. Năm 2011, huyện đã tổ chức rà soát, điều chỉnh cục bộ, bổ sung phần quy hoạch sản suất nông nghiệp và các tiêu chí về xây dựng NTM đối với 12 xã và phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM đối với 3 xã vùng đất bãi sông Hồng. Năm 2016, huyện đã rà soát, điều chỉnh 15 đồ án quy hoạch xây dựng NTM và bổ sung 15 đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm các xã tỷ lệ 1/500.
 
Căn cứ các đồ án quy hoạch được duyệt, UBND huyện đã chỉ đạo tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng KT-XH. Hệ thống trục giao thông khung hình thành, đường làng ngõ xóm được đầu tư đồng bộ cùng với thoát nước và chiếu sáng, cây xanh; các công trình phúc lợi xã hội như: Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ nông thôn được đầu tư theo chuẩn; hệ thống giao thông nội đồng được đầu tư đảm bảo nhu cầu sản xuất, hệ thống nước sạch hợp vệ sinh phủ kín 100%, công tác dồn điền đổi thửa hoàn thành…Năm 2017, huyện Thanh Trì được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.
 
Tại buổi làm việc, đại diện huyện Thanh Trì đã nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy hoạch xây dựng như tình trạng một công trình nằm trên địa giới hành chính 2 xã, 2 huyện diễn ra phổ biến, chồng chéo, khó khăn trong công tác quản lý; 3 xã vùng bãi sông Hồng của huyện phần lớn không nằm trong chỉ giới thoát lũ, tuy nhiên, Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND ngày 11-12-2009 của HĐND TP phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ chi tiết trên địa bàn TP chưa được điều chỉnh nên việc đầu tư xây dựng phát triển các xã vùng bãi của huyện triển khai gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tiến độ triển khai một số dự án theo hình thức BT, một số KĐT của các chủ đầu tư quá chậm gây cản trở sự phát triển của huyện, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước như dự án đường Phan Trọng Tuệ, dự án đường nối đường Phan Trọng Tuệ với đường Tả Thanh Oai-Đại Áng-Liên Ninh, dự án đường nối đường QL1A-1B; dự án KĐT Cầu Bươu…Ngoài ra, một số tiêu chuẩn, quy chuẩn đến nay khó áp dụng ngoài thực tiễn khi triển khai như quy định về cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu dân cư phải đảm bảo ngõ đi đủ 4m để PCCC…Từ những khó khăn, hạn chế trên, huyện đã kiến nghị, đề xuất 12 nội dung với Đoàn giám sát.
 
Trao đổi tại buổi giám sát, đồng chí Duy Hoàng Dương, Phó Trưởng ban Pháp chế cho biết: Thành phố đã ban hành Đề án xây dựng huyện Thanh Trì thành quận vào năm 2025, tuy nhiên, huyện còn 2 tiêu chí về phát triển hạ tầng đô thị và một số xã có nhiều tiêu chí chưa đạt theo Đề án. Đề nghị huyện làm rõ: UBND các xã, thị trấn đều phải lập Đề án từ xã, lên phường, thì việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch trung tâm xã có gắn với Đề án và có cập nhật quy hoạch, đồ án theo Đề án chưa? Với các xã không đảm bảo về quy mô dân số, đã điều chỉnh thế nào để phù hợp với tiêu chí trong Đề án?.
 
Theo Phó Ban Văn hóa Xã hội, HĐND TP Hoàng Thị Tú Anh, huyện cần làm rõ thêm về quy hoạch ngành, mạng lưới trường học, trong đó, cần xây dựng bao nhiêu trường, chỉ rõ vị trí xây dựng trường cụ thể. Đồng chí cũng chỉ rõ, trong quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, trên đia bàn huyện không có cơ sở nào, tuy nhiên, trong báo cáo huyện có cơ sở ở Vạn Phúc đang hoạt động, vậy có cần thiết tồn tại cơ sở giết mổ này không? Có phù hợp với quy định của luật không? Trên địa bàn huyện cơ bản đã phủ kín quy hoạch, vậy việc cấp phép xây dựng trên địa bàn ra sao?
 
Đồng chí Vũ Ngọc Anh, Phó ban Kinh tế-Ngân sách nêu ý kiến: Đối với những kiến nghị dừng và điều chỉnh quy hoạch, huyện cần giải trình nêu rõ lý do và đề nghị khi quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, cần xác định các khu chức năng, mẫu nhà ở phù hợp…; Trong thực hiện quy hoạch được duyệt, có vướng mắc gì về nguồn lực và tiến độ triển khai?

Theo đồng chí Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Đô thị, so với các quận, huyện khác, huyện Thanh Trì có nhiều thuận lợi, hệ thống quy hoạch đầy đủ. Từ 2012 đến nay, QH xây dựng NTM đã được lập hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện. Hiện đang triển khai 6 đồ án QH chuyên ngành. Thanh Trì là 1/5 huyện có đề án xây dựng lên quận vào năm 2025, vậy, công tác QH tới đây được tổ chức thực hiện thế nào? Nếu tổ chức lập QH chi tiết trên 12 xã thì nguồn lực và lộ trình thực hiện thế nào? Công tác quản lý, thực hiện QH trong thời gian qua cần làm rõ tình hình thực hiện các Dự án, đồ án trên địa bàn; tiến độ triển khai đến đâu, có bao nhiêu dự án chậm, muộn.
 
Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, huyện Thanh Trì đã chủ động và sớm lập các quy hoạch và thực hiện tốt các QH xây dựng NTM, các điểm dân cư. Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới, huyện cần xác định chuỗi từ quản lý, lập và thực hiện QH, coi đây là tiền đề của phát triển cho tương lai và phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng. Thứ hai, phải tập trung làm tốt chất lượng QH, lựa chọn công ty tư vấn và đào cán bộ làm công tác QH, trong đó, phải lưu tâm công tác quản lý QH, nhất là xử lý các vi phạm trên đất công và vi phạm trật tự xây dựng; Tập trung vào các chỉ tiêu cụ thể còn thiếu và phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, nhất là Sở QHKT, Viện Quy hoạch PTNT, Sở NN&PTNT. Đồng thời cũng yêu cầu các sở, ngành tập trung, sâu sát để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho huyện.

Vương Vân


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t