Giám sát việc thực hiện Chương trình sữa học đường tại huyện Ba Vì, Hoài Đức (20:15 11/10/2019)


HNP - Ngày 11/10, Ban Văn hóa - Xã hội tổ chức Đoàn giám sát tại huyện Ba Vì và huyện Hoài Đức về việc thực hiện Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 05/7/2018 của HĐND thành phố Hà Nội về quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội (giai đoạn 2018 - 2020) và công tác triển khai năm học 2019-2020.

Đoàn giám sát làm việc với huyện Ba Vì


* Tại huyện Ba Vì, đại diện UBND huyện cho biết: Trên địa bàn có 121 trường học, trong đó, có 42 trường mầm non với 17.341 em và 35 trường Tiểu học có 27.694 em. Tỷ lệ kiên cố trường mầm non đạt 82,53%, các trường đều có hệ thống nước sạch, bếp ăn bán trú, công trình phục vụ học sinh. Đối với trường tiểu học, có 691 phòng được kiên cố. 
 
Thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường giai đoạn 2018-2020, huyện Ba Vì đã tổ chức BCĐ thực hiện Đề án, phân công rõ trách nhiệm cho các thành viên trong BCĐ, UBND các xã, thị trấn và các trường mầm non, tiểu học, THCS. Phối hợp với Công ty Vinamilk tổ chức tập huấn quy trình triển khai Chương trình Sữa học đường cho các cán bộ quản lý, kế toán, nhân viên y tế trường học. Đồng thời, triển khai các biện pháp tuyên truyền thông tin Đề án Sữa học đường trên hệ thống Đài truyền thanh huyện, xã. Đến nay, toàn huyện có 78 trường mầm non, tiểu học công lập và 6 cơ sở giáo dục ngoài công lập tham gia Chương trình Sữa học đường. Tổng số 41.269 trẻ mẫu giáo, tiểu học được uống sữa. Tổng lượng sữa được sử dụng từ tháng 1 đến hết tháng 5/2019, đạt 3.537.322 hộp và miễn đóng góp 805.056 hộp. Tổng kinh phí thực hiện chương trình hơn 15.7 tỷ đồng và phụ huynh đóng góp hơn 8 tỷ đồng. 
 
Đoàn giám sát tại Trường Mầm non Tiên Phong, huyện Ba Vì
 
Tuy nhiên, huyện Ba Vì cũng nêu ra nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình như: Nhiều trường còn thiếu phòng, kho bảo quản sữa cho học sinh; Một số học sinh chưa được tham gia uống Sữa học đường vì gia đình không có khả năng đóng góp; Một số ít bộ phận phụ huynh chưa nhận thức thấu đáo Đề án, không cho con uống sữa; việc kiểm nghiệm sữa chưa thực hiện được vì thiếu nguồn kinh phí để thực hiện.
 
Do đó, UBND huyện Ba Vì đề nghị UBND TP bổ sung kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học cho huyện, đặc biệt là phòng chức năng, phòng kho… hỗ trợ kinh phí kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm sữa…
 
Đoàn giám sát làm việc tại huyện Hoài Đức
 
* Toàn huyện Hoài Đức hiện có 42 trường mầm non và 26 trường tiểu học. Số trường đạt chuẩn Quốc gia cấp mầm non có 11 trường, trường Tiểu học có 19 trường. Có 126 trường mầm non và trường tiểu học tham gia Chương trình sữa học đường năm học 2018-2019; Đã có 37.794 học sinh được uống sữa học đường đạt tỷ lệ 93,3%. Tổng kinh phí thực hiện chương trình tại địa bàn huyện hơn 15,15 tỷ đồng, trong đó, tổng ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 6,1 tỷ đồng và tổng kinh phí phụ huynh đóng góp hơn 9 tỷ đồng. 
 
Đoàn đã tiến hành đi giám sát các 6 trường mầm non và trường tiểu học, THCS trên địa bàn 2 huyện Ba Vì và Hoài Đức. Qua khảo sát thực tế, đoàn ghi nhận các phản ánh: Trong quá trình thực hiện chương trình còn nhiều khó khăn như thiếu kho để sữa phải sử dụng các phòng không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng sữa. Vẫn còn nhiều học sinh chưa được tham gia uống sữa vì gia đình không có khả năng đóng góp. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức thấu đáo Đề án, không cho các con uống sữa. Các đợt kiểm nghiệm sữa của huyện vẫn chưa thực hiện được vì thiếu nguồn kinh phí thực hiện. Công tác thu gom vỏ sữa gặp khó khăn; các nhân viên y tế phải kiêm nhiệm thêm việc ghi chép, quản lý sữa, thủ kho… nhưng chưa có thêm phụ cấp.
 
Đoàn giám sát khảo sát tại Trường Tiểu học Vân Canh
 
Kết luận tại buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: Chương trình Sữa học đường là một chương trình mang tính nhân văn, góp phần nâng cao sức khỏe cho thế hệ trẻ, do đó, các đơn vị cần chú tâm thực hiện. Trưởng ban Văn hóa - Xã hội cũng ghi nhận hai đơn vị đã thực hiện tốt Đề án Chương trình sữa học đường thông qua những việc làm thiết thực như thành lập BCĐ, phân công rõ nhiệm vụ, thực hiện tuyên truyền tốt đến phụ huynh học sinh, do đó, tỷ lệ học sinh tham gia Chương trình đều ở mức cao. Đồng chí đề nghị, thời gian tới, các huyện, các nhà trường cần tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền để tất cả phụ huynh học sinh nhận được ra lợi ích của Chương trình và tham gia. Đồng thời, chú trọng hơn nữa trong việc bảo quản sữa, bố trí phòng để sữa đảm bảo theo quy định. Các huyện cần tiến hành thanh, kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại các trường. Trưởng ban Văn hóa - Xã hội cũng ghi nhận các ý kiến phản ánh đề xuất của các trường tại hai huyện Ba Vì, Hoài Đức để báo cáo HĐND TP tổng hợp, giải quyết.

Quang Phú


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t