Khắc phục những hạn chế trong quản lý, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và thế chế văn hóa thông tin, thể thao (09:22 08/07/2019)


HNP - Ban Văn hóa-Xã hội vừa có Báo cáo số 25/BC-HĐND về kết quả khảo sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và công tác đầu tư, khai thác, quản lý các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến nay.

Theo kết quả kiểm kê, thành phố Hà Nội có 5.922 di tích, gồm có 2.435 di tích xếp hạng các cấp và 3.487 di tích chưa xếp hạng. Thành phố hiện có 23 thiết chế văn hóa - thể thao cấp Thành phố; 30/30 quận, huyện, thị xã đã thành lập Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao trên cơ sở sáp nhập Trung tâm văn hóa (Nhà văn hóa), Trung tâm TDTT và Đài truyền thanh theo Quyết định 6966/QĐ-UBND ngày 19/12/2016 của UBND Thành phố; 143/584 xã, phường, thị trấn có Nhà Văn hóa cấp xã; có 2.330/2.528 Nhà Vãn hóa của thôn, làng; có 1.689/5.452 Nhà Văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng của tổ dân phố.

Đối với công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, số lượng di tích có giá trị bị xuống cấp, cần được tu bổ, tôn tạo lớn (727 di tích xuống cấp các hạng mục chỉnh gồm: 448 di tích xuống cấp; 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm). Tuy nhiên, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dành cho việc chống xuống cấp di tích còn hạn hẹp. Việc thực hiện phân cấp cho các quận, huyện, thị xã về quản lý và đầu tư tu bổ các di tích còn có vướng mắc, bất cập, nhiều đơn vị có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia nhưng không có đủ kinh phí cho công tác tu bổ, chống xuống cấp dẫn đến khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy các di tích có giá trị, đã được xếp hạng. Công tác quản lý nguồn công đức tại các chùa còn bất cập, hiện tại nguồn công đức tại phần lớn các chùa do các vị trụ trì quản lý, thiếu sự giám sát của chính quyền địa phương và các ban, ngành đoàn thể nên việc quản lý thu - chi nguồn công đức chưa được thực hiện minh bạch và hiệu quả. Vẫn còn hiện tượng nhiều nơi đặt hòm công đức vượt quá số lượng quy định.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý di tích ở Hà Nội hiện nay chưa đồng đều, chủ yếu kiêm nhiệm nên còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm và thời gian dành cho công tác tôn giáo, di tích. Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc áp dụng chế độ đãi ngộ cho người trông nom di tích theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND Thành phố. Công tác tuyên truyền giáo dục, quảng bá giới thiệu giá trị di tích lịch sử văn hóa, lễ hội ờ một số địa phương chưa hiệu quả, chưa có sự phối hợp đồng bộ với các đơn vị du lịch, lữ hành để khai thác và phát huy giá trị di tích và thu hút đông đảo nhân dân, khách thập phương tham gia,...

Đối với công tác đầu tư, khai thác, quản lý các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao, vẫn còn một số xã, phường, thôn, tổ dân phố chưa có nhà văn hóa. Công tác quy hoạch nhà văn hóa - khu thể thao chưa được triển khai đồng bộ, ở các quận trung tâm, những nơi chưa có nhà văn hóa là do không có đất xây dựng. Một số quận tuy đã bố trí được đất xây dựng song diện tích chưa đảm bảo theo quy định, nhiều nhà văn hóa có diện tích khuôn viên nhỏ, không đủ điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lớn tại cơ sở. Trang thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất của nhiều nhà văn hóa còn thiếu so với quy định, nội thất chưa được đầu tư nhiều (nhiều nơi không có ti vi, không đủ bàn ghế phục vụ hội họp, chưa có tủ sách, tranh ảnh phục vụ thiếu nhi; một số nhà văn hóa đã được bố trí tủ sách nhưng chủ yếu là sách pháp luật; số lượng đầu sách ít, không được luân chuyển thường xuyên). Ngoài ra, cơ chế chính sách đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của nhà văn hóa còn bất cập; không có nguồn ngân sách hỗ trợ riêng cho hoạt động, tổ chức bộ máy của nhà văn hóa - khu thể thao thôn, tổ dân phố. Kinh phí hoạt động thường xuyên của Nhà văn hóa phường, xã hiện nay phụ thuộc vào sự điều tiết của UBND các cấp tại địa phương,...

Sau đợt giám sát, Ban Văn hóa-Xã hội đã có nhiều kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND TP và Sở Văn hóa Thể thao nhằm quản lý hiệu quả hơn công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị sử văn hóa và công tác đầu tư, khai thác, quản lý các thiết chế thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn.


Hoàng Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t