Ban Văn hóa-Xã hội khảo sát tại quận Đống Đa, Tây Hồ (20:58 29/05/2019)


HNP - Ngày 29/5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND thành phố đã khảo sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và công tác đầu tư, khai thác, quản lý các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao tại quận Đống Đa, Tây Hồ.

Ban Văn hóa-Xã hội khảo sát tại khu di tích đình-đền Hào Nam


* Tại quận Đống Đa, Ban đã khảo sát tại khu di tích đình-đền Hào Nam, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận và Sân chơi Con Voi trên địa bàn phường Trung Tự.

Báo cáo với đoàn khảo sát, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Nguyễn Trọng Hải cho biết, trên địa bàn quận hiện có 76 di tích, trong đó có 55 di tích đã được Nhà nước xếp hạng gồm 14 đình, 24 chùa, 06 đền, 01 gò, 01 di tích khảo cổ, 05 di tích cách mạng, 01 quán, 01 điện, ngoài ra có nhiều di tích được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến. Quận có 16 lễ hội được tổ chức thường niên hàng năm, trong đó đặc sắc nhất là Lẽ hội gò Đống Đa và Lễ hội Chùa Láng.

Từ năm 2016 đến nay, UBND quận đã ban hành 18 văn bản chỉ đạo, triển khai công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử; tổ chức 17 cuộc tập huấn cho cán bộ cơ sở, tiểu ban quản lý di tích, người trụ trì và trông nom tại di tích. Hiện quận đang triển khai xây dựng chuyên đề Bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội trên địa bàn quận Đống Đa giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030. Đặc biệt, trên địa bàn quận không có việc tổ chức kinh doanh, bán hàng trong khu vực bảo vệ di tích. Trước và trong thời gian tổ chức lễ hội, quận đều tổ chức đoàn kiểm tra phối hợp với chính quyền sở tại kiểm tra, nhằm chấn chỉnh không để diễn ra hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn cờ bạc trá hình, bán hàng đeo bám khách,...

Quận đã chú trọng công tác quản lý đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, từ năm 2016 đến nay đã hoàn thành tu bổ, tôn tạo 2 di tích là Đình Khương Thượng và chùa Liên Hoa từ nguồn kinh phí xã hội hóa kết hợp với ngân sách quận. Hiện UBND quận đã giao các phòng ban liên quan tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đầu tư để sớm khởi công tu bổ, tôn tạo 17 di tích với tổng kinh phí ước khoảng hơn 380 tỷ đồng,…

Trưởng ban Văn hóa-Xã hội Nguyễn Thanh Bình kết luận buổi khảo sát tại quận Đống Đa

Theo đánh giá của đoàn khảo sát, quận Đống Đa đã tích cực triển khai công tác quản lý các di tích lịch sử và thiết chế văn hóa thể thao, tuy nhiên còn rất nhiều việc quận phải quan tâm chú trọng hơn nữa. Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, nhiều di tích trên địa bàn quận vẫn còn mang tính làng xã nên chưa chú trọng vào việc sắp xếp di tích một cách ngăn nắp, bên cạnh đó công tác đầu tư di tích còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Vì vậy, quận cần chú trọng hơn đến việc lựa chọn cán bộ quản lý có chuyên môn và tâm huyết với di tích.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Vân Anh, quận Đống Đa cần khai thác có hiệu quả hơn các thiết chế văn hóa để tránh lãng phí, đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý di tích theo quy hoạch, rà soát lại toàn bộ quy hoạch để giữ nguyên giá trị gốc kết hợp với phát triển mới phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, quận nên tăng cường tập huấn, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ của các di tích còn thiếu để quản lý chặt chẽ hoạt động của các di tích.

Kết luận buổi khảo sát, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Nguyễn Thanh Bình đề nghị quận Đống Đa nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của thành viên đoàn khảo sát. Cụ thể, về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, quận cần nghiên cứu, triển khai hướng tới tiêu chuẩn văn minh đô thị để di tích ngăn nắp, sạch sẽ, văn minh. Cùng với đó, thường xuyên kiện toàn, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể đối với bộ phận làm công tác quản lý di tích, đảm bảo người quản lý có trình độ, tâm huyết, trách nhiệm với di tích. Về thiết chế văn hóa thể thao, quận cần chú trọng hơn, tập trung chỉ đạo, khai thác vận hành hiệu quả. Đặc biệt, cần rà soát lại quỹ đất, có hướng bố trí điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng phục vụ đời sống dân sinh.

Đoàn khảo sát tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ

* Tại quận Tây Hồ, Ban đã khảo sát tại công trình Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận, Nhà văn hóa địa bàn dân cư số 5, phường Xuân La và chùa Khai Nguyên.

Theo Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Tây Hồ Chu Thị Thùy Giang, trên địa bàn quận hiện có 71 di tích (18 chùa, 20 đình, 33 đền, miếu, am và di tích cách mạng). Thời gian qua, UBND quận đã tập trung chỉ đạo các phòng chức năng thực hiện tốt công tác quản lý lĩnh vực này một cách đồng bộ, đúng quy định. Cùng với đó, công tác tổ chức lễ hội được duy trì hằng năm, bảo đảm trang trọng, lành mạnh, không xảy ra các hiện tượng tiêu cực, mê tín dị đoạn, thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân tham gia. Đối với thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao, UBND quận đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa theo phương châm hướng về cơ sở; tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống văn hóa phường, nhà sinh hoạt trên địa bàn dân cư.

Tuy nhiên, việc tu bổ, tôn tạo di tích ở một số phường còn mang tính tự phát; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, di tích các cấp chưa được đào tạo về nghiệp vụ, chủ yếu kiêm nhiệm nên thiếu kiến thức, kinh nghiệm và thời gian dành cho công tác tôn giáo, di tích,…


Nhóm PV


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t