Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp (15:29 11/06/2018)


HNP - Ban Pháp chế HĐND TP vừa ban hành Báo cáo số 22/BC-HĐND về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp của cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đánh giá của đoàn giám sát, năm 2016 và 2017 công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên được quan tâm, tập trung triển khai thực hiện đạt được những kết quả nhất định. Nội dung và hình thức phổ biến đa dạng, phong phú, ngày càng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới kết hợp giữa tuyên truyền tìm hiểu kiến thức pháp luật với kiến thức kỹ năng sống. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật Thành phố và quận, huyện; tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hàng năm tổ chức lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới giúp nâng cao kiến thức pháp luật. Một số đơn vị làm tốt công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành cao như: Ba Đình đạt 93%, Long Biên đạt 92,5%, Cầu Giấy đạt 89,2%...

Công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác định giá tài sản được thực hiện chặt chẽ, thống nhất; kịp thời trao đổi khi có vướng mắc hoặc cần thiết bổ sung hồ sơ, tài liệu trong quá trình định giá tài sản. Vì vậy, số vụ việc yêu cầu định giá lại thuộc thẩm quyền cấp Thành phố tỷ lệ thấp; các kết luận định giá tài sản đảm bảo khách quan, trung thực và chính xác, góp phần đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Hai năm, 2016 và 2017 các tổ chức giám định tư pháp công lập trên địa bàn Thành phố đã tiếp nhận và tổ chức giám định 26.778 vụ việc, trong đó Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an Thành phố thực hiện 14.607 vụ; Trung tâm pháp y thuộc Sở Y tế thực hiện 11.277 vụ. Quá trình tiếp nhận và tổ chức giám định đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật; các kết luận giám định cơ bản đảm bảo chính xác, khách quan, trả lời đầy đủ, rõ ràng những nội dung  theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Công tác phối hợp giữa các cơ quan giám định với cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo thống nhất, kịp thời; qua giám định các vụ án liên quan đến ma túy, tiền giả hoặc những vụ việc có tính chất phức tạp giúp cơ quan điều tra có căn cứ ra lệnh bắt, khám xét, nhanh chóng làm rõ vụ án.

Từ kết quả giám sát, Ban Pháp chế kiến nghị, đối với Trung ương, cần ban hành Thông tư hướng đẫn thực hiện Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan để khăc phục những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Hội đồng định giá tài sản. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Bộ luật TTHS năm 2015; Ban hành vãn bản quy định hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí để chi trả cho việc giám định khi phải thuê các tổ chức giám định chuyên ngành khác.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, sớm có giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai thành lập Văn phòng giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp. Nghiên cứu, xem xét thành lập cơ quan định giá tài sản hoạt động chuyên môn, thực hiện chức năng, nhiệm vụ định giá tài sản trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính và xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với Thành phố, tăng cường chỉ đạo các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên. Tăng cường mở các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông bố trí thời lượng trong khung giờ vàng để tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật quan trọng, thiết thực như: Phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, phòng chống tội phạm.... Chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã nâng cao chất lượng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng nội dung và hình thức tuyên truyền, đa dạng, hiệu quả; tuyên truyền sâu, rộng phù hợp với từng loại đối tượng; quan tâm bố trí kinh phí; củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải cơ sở; chất lượng tuyên truyền viên; mở rộng xã hội hóa, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân…


Huy Hoàng


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t