6 nhiệm vụ, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại nước ngoài (06:59 09/11/2022)


HNP - Ngày 21/10, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Đề án số 19-ĐA/TU về đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến 2030.

Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2023-2025, Thành phố sẽ tuyển chọn và cử cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và một số cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn đi đào tạo, bồi dưỡng trung hạn, ngắn hạn tại các quốc gia phát triển, sử dụng nguồn ngân sách Thành phố. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài do Trung ương phân bổ hoặc do các tổ chức, địa phương nước ngoài tài trợ cho thành phố trên cơ sở thỏa thuận, hợp tác. Kết hợp việc bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài với việc đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động giao lưu, ký kết các thỏa thuận, hợp tác với các địa phương, tổ chức nước ngoài để cùng hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố.
 
Giai đoạn từ năm 2026-2030, trên cơ sở đánh giá kết quả tổ chức các lớp bồi dưỡng giai đoạn 2023-2025, Ban Thường vụ Thành ủy rút kinh nghiệm, điều chỉnh để xây dựng kế hoạch giai đoạn 2026-2030, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn tiếp theo.
 
Để làm tốt nhiệm vụ trên, Đề án xác định rõ 6 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, rà soát, lựa chọn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các bộ, ngành Trung ương có kinh nghiệm, uy tín trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài để phối hợp xây dựng, thiết kế các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài cho cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố. Lựa chọn các nước có nền kinh tế phát triển, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, có những thế mạnh riêng theo từng lĩnh vực để đến học tập, nghiên cứu thực tế phù hợp với nội dung từng khóa bồi dưỡng.
 
Tăng cường việc giao lưu, ký kết hợp tác với các địa phương của các nước có nền kinh tế phát triển, khoa học tiên tiến, hiện đại trong khu vực và thế giới; gắn việc hợp tác trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bồi dưỡng, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương nước ngoài mà thành phố đã ký kết. Tăng cường kết nối, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các tổ chức địa phương của nước ngoài dành cho thành phố để tổ chức các khóa bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài.
 
Nâng cao chất lượng trong việc lựa chọn cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài theo hướng thực chất, đặc biệt ưu tiên lựa chọn những cán bộ trẻ, có trình độ năng lực, có khả năng tham mưu, đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách mới, tạo sự đột phá trong lãnh đạo, điều hành, quản lý tham gia các khóa bồi dưỡng. Tổ chức thực hiện tốt Đề án Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ giai đoạn 2019-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg, để làm cơ sở, nền tảng cho việc thực hiện hiệu quả Đề án đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài.

Thu Hằng


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t