Năm bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng (19:56 17/10/2020)


HNP - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa có Báo cáo số 938-BC/BTGTU về kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các cấp ủy Đảng, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội thành phố đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả, có trách nhiệm đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự tham mưu có hiệu quả của hệ thống tuyên giáo các cấp, chất lượng công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử địa phương, đơn vị được nâng cao. Các ấn phẩm lịch sử đã xuất bản đều bảo đảm tính Đảng, tính khoa học, phản ánh trung thực, khách quan quá trình xây dựng, phát triển và phong trào cách mạng của các địa phương.
 
Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương, trong những năm qua, được các cấp ủy Đảng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, với nhiều hình thức sáng tạo trong tuyên truyền, giáo dục được thực hiện sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, học sinh, quần chúng nhân dân; đã khơi dậy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, tăng thêm sự gắn bó với quê hương đất nước, động viên được tinh thần hăng say lao động, sản xuất, học tập góp phần xây dựng thành phố Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
 
Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, thành phố cũng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm. Thứ nhất: Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử nói chung, lịch sử Đảng nói riêng phải được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, trực tiếp của cấp ủy Đảng bằng nghị quyết hoặc kế hoạch chỉ đạo cụ thể. Ban Tuyên giáo các cấp cần nêu cao tính chủ động, sáng tạo, tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
 
Thứ hai là: Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ tổ chức đánh giá kết quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cơ sở. Quản lý chặt chẽ việc ký hợp đồng với các cộng tác viên để bảo đảm việc nâng cao chất lượng bản thảo lịch sử. Ban Tuyên giáo các cấp nên mời cộng tác viên là cán bộ của ngành Lịch sử Đảng, cán bộ làm lịch sử ở các cơ quan, đơn vị có uy tín và chuyên môn như: Viện Lịch sử Đảng, Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội... để phối hợp thực hiện.
 
Thứ ba là: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể nhận thức đúng vai trò của công tác lịch sử và giáo dục truyền thống, khơi dậy truyền thống cách mạng, tạo động lực tinh thần, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
 
Thứ tư là: Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết, có trách nhiệm.
 
Thứ năm là: Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 03-CT/TU, ngày 17/5/2006, của Thành ủy về “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cách mạng kháng chiến ở Hà Nội”.

H. Hạnh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t