Sáu bài học kinh nghiệm trong công tác phòng cháy và chữa cháy (21:00 03/07/2020)


HNP - Ngày 2/7, Thành ủy Hà Nội có Báo cáo số 692-BC/TU về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy và chữa cháy.

Theo đó, cùng với đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC), Thành ủy cũng đã rút ra 6 bài học kinh nghiệm về nhiệm vụ này.

Thứ nhất là: Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định PCCC và cứu hộ, cứu nạn (CNCH) là yếu tố quyết định trong tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó, vai trò nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH.

Thứ hai là: Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC&CNCH đảm bảo sâu, rộng đến các cơ quan, đơn vị, người dân nhằm nâng cao tự giác thực hiện công tác PCCC&CNCH, coi việc PCCC là trách nhiệm, quyền lợi của mình. Chủ động thực hiện phương châm PCCC “4 tại chỗ”.

Thứ ba là: Làm chuyển biến ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đối với công tác PCCC&CNCH theo quy định. Khi người đứng đầu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC&CNCH sẽ có tác dụng lan tỏa, ý thức chấp hành trong thực hiện công tác PCCC&CNCH tại cơ quan, đơn vị và cấp dưới được nâng lên rõ rệt.

Thứ tư là: Thực hiện công tác PCCC&CNCH, lấy phòng ngừa là chính, bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC trong từng khu dân cư, từng hộ gia đình, từng cơ sở để loại trừ và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ gây cháy, nổ. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ để chủ động xử lý khi có sự cố cháy, nổ, CNCH xảy ra. Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết công tác PCCC để kịp thời rút kinh nghiệm, chấn, chỉnh những nơi còn yếu kém, đồng thời, biểu dương khen thưởng và nhân rộng các địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích trong thực hiện công tác PCCC.

Thứ năm là: Việc thực hiện công tác PCCC phải đảm bảo đồng bộ trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp, từng ngành, từng quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị, từ đó có đầu tư tương xứng cho công tác PCCC, đảm bảo công tác PCCC đáp ứng được yêu cầu phục vụ sự phát triển bền vững của địa phương, đơn vị. Tăng cường mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng giữa các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác xử lý những vi phạm quy định về PCCC. Đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng, không an toàn, có nguy cơ cháy lớn và đe dọa tính mạng của nhiều người thì phải có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để, nghiêm minh.

Thứ sáu là: Quan tâm xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nắm vững pháp luật, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chữa cháy và CNCH theo kịp với tốc độ phát triển của Thủ đô Hà Nội; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy và CNCH cho lực lượng PCCC nói chung và đặc biệt là cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH nói riêng đáp ứng với nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, phải tích cực, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCCC, CNCH tranh thủ được nguồn ngoại lực trong công tác đào tạo, trang bị phương tiện và chuyển giao công nghệ PCCC&CNCH.

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC, Thành ủy cũng đã xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, xác định rõ, nhiệm vụ này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hằng ngày; nâng cao nhận thức coi việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, hội viên, cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức và người lao động. Người đứng đầu cấp ủy phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo đơn vị của mình…


H. Hạnh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t