Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (14:31 22/11/2019)


HNP - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 543-BC/TU tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”.

Theo đó, từ khi có Chỉ thị số 32-CT/TW, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn Thành phố về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có sự chuyển biến rõ nét. Người dân dần có ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật; nhận thức, hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, người dân từng bước được nâng lên.

Thành phố đã nghiêm túc triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương; ban hành, hoàn thiện hệ thống quy định, chính sách, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác PBGDPL được thực hiện đồng bộ, toàn diện, chặt chẽ và đi vào nề nếp gắn với trách nhiệm của từng công dân, cá nhân, tổ chức, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể.

Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL các cấp, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, hòa giải viên ở cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn, ngày càng tăng về số lượng. Hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL các cấp, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, hòa giải viên ở cơ sở đã được nâng lên đáng kể, nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác PBGDPL đã được các báo cáo viên, tuyên truyền viên tham mưu, đề xuất và thực hiện.

Công tác xã hội hóa hoạt động PBGDPL ngày càng nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Huy động cả về kinh phí và đội ngũ những người hiểu biết pháp luật tham gia như: Hội luật gia, Đoàn Luật sư. Việc triển khai chính sách xã hội hóa công tác PBGDPL đã giúp cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân ngày càng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như trong hành động chấp hành pháp luật của nhân dân, tạo dần thói quen chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 

Nội dung, hình thức PBGDPL được đổi mới đa dạng, thiết thực, hiệu quả, chất lượng, đi vào cả chiều rộng và chiều sâu hướng tới mọi đối tượng, tầng lớp nhân dân và địa bàn, trong đó, đặc biệt chú trọng đối tượng là học sinh, sinh viên, các đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL và đáp ứng mọi nhu cầu của mọi người trong xã hội. Nhiều mô hình hay, sáng tạo trong công tác PBGDPL được triển khai phù hợp với xu hướng hiện đại đã được thực hiện và triển khai. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động PBGDPL được đẩy mạnh. Việc triển khai Ngày pháp luật Việt Nam trên địa bàn thành phố đã được thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả đã tạo sự lan tỏa ý thức thượng tôn, chấp hành và bảo vệ pháp luật. 

Nhờ việc triển khai tốt công tác PBGDPL, số xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm sau cao hơn năm trước. Tính đến hết năm 2018 đã có 515/584 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (chiếm tỷ lệ 88,2%), tăng 87 xã, phường, thị trấn so với năm 2017.

Thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW, Thông báo số 74-TB/TW, Kết luận số 04-KL/TW ngày 19-4-2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Đổi mới các hình thức tuyên truyền, PBGDPL theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật, mà nội dung PBGDPL còn phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn để nâng cao trình độ nhận thức pháp luật cho các đối tượng thuộc diện tuyên truyền. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, PBGDPL. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong PBGDPL, xây dựng và mở rộng hình thức tìm hiểu pháp luật qua trang thông tin điện tử, trang facebook chính thức của các đơn vị; thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để người dân có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong đời sống pháp luật.

Chú trọng PBGDPL cho người dân ở cơ sở, đối tượng đặc thù, đối tượng yếu thế trong xã hội; tăng cường PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, địa bàn đô thị hóa, ngoại thành, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu nhà trọ, địa bàn có tỷ lệ vi phạm pháp luật, nguy cơ vi phạm pháp luật cao; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt với đối tượng vi phạm là cán bộ, đảng viên.

Tăng cường đầu tư các điều kiện về hạ tầng công nghệ, cập nhật công nghệ mới, nâng cao trình độ nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tiếp tục thu hút sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động PBGDPL theo chủ trương xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL.


Quốc Bảo


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t