Đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế (23:00 27/07/2019)


HNP -  Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 494-BC/TU về Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW, ngày 18/9/2013, của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tính đến ngày 31/12/2018, thành phố Hà Nội có 2 5.281 doanh nghiệp; 1.350 làng nghề với 300 làng nghề được công nhận; 09 khu công nghiệp, chế xuất đang hoạt động; 111 cụm công nghiệp (CCN), trong đó 70 CCN cơ bản đã được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định. Trên thành phố có nhiều công trình xây dựng lớn và các công trình xây dựng nhà là dân dụng; các khu trung tâm thương mại, chợ đầu mối, khu nhà cao tầng. Tổng số lao động trên địa bàn Thành phố có khoảng 3,8 triệu lao động làm việc trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, chế biến, các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, du lịch, thương mại... Ngoài ra, hàng ngày có hàng trăm nghìn lượt lao động tự do ra vào Thành phố làm việc tập trung trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, dịch vụ.

Theo điều tra tai nạn lao động (TNLĐ) hằng năm và báo cáo định kỳ của các đơn vị trong 5 năm qua, toàn Thành phố đã xảy ra 1.081 vụ tai nạn lao động, làm bị chết và bị thương 1.134 người; số vụ TNLĐ chết người là 226 vụ, làm 280 người chết. Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu là tai nạn ngã cao (chiếm 51,72%), điện giật (chiếm 20,73%) và tập trung trong ngành xây dựng (chiếm 65,51%).

Tình hình TNLĐ giai đoạn 2016 - 2018 có chiều hướng tăng so với giai đoạn 2013 - 2015 là do quy mô lao động tăng, cùng việc một số doanh nghiệp chấp hành công tác báo cáo TNLĐ tăng lên và thống kê cả khu vực không có quan hệ lao động; đồng thời, nền kinh tế phát triển, thành phố Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa nên có sự gia tăng đột biến các công trifnh xây dựng, giao thông, nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra hằng năm trên địa bàn Thành phố vẫn diễn biến phức tạp và ở mức độ cao so với cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.

Để nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo đảm vệ sinh lao động, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức lắp đặt 5.760 pano tuyên truyền tại các tuyến đường trục chính, các KCN&CX, các CCN; xây dựng 600 tin bài, phóng sự về ATVSLĐ, phát 4.000 cuốn Luật ATVSLĐ; 5.000 cuốn sách “Quy định về kỹ thuật an toàn đối với một số công việc liên quan đến máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ”; cấp phát tới công đoàn cơ sờ 3.000 cuốn sách “danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm”, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật ATVSLĐ với 2.000 người tham dự, in 104.700 tờ rơi, ấn phẩm, tranh tuyên truyền, tổ chức 05 hội thảo chuyên đề công tác AT, VSLĐ, 24 phóng sự truyền hình, 38 bài đăng trên các tạp chí, báo về công tác AT, VSLĐ tập trung vào các ngành, nghề có  nguy cơ mất ATVSLĐ…

Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã quan tâm đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, đặc biệt là trong những ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trang bị các phương tiện cá nhân thiết yếu, phương tiện cấp cứu, cứu hộ, các trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được cũnng như những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong thời gian qua cùng với những dự báo về tình hình lao động sản xuất, ATLĐ trong thời gian tới, thành phố Hà Nội đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn mới như sau:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về AT, VSLĐ, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về AT, VSLĐ trên địa bàn Thành phố; tăng cường công tác huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động về công tác AT, VSLĐ, đặc biệt quan tâm đến các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động làm việc ở các làng nghề truyền thống, người lao động làm việc trong môi trường có yêu cầu nghiêm ngặt về AT, VSLĐ.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về AT, VSLĐ, đặc biệt xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tái phạm. Xây dựng quy định rõ cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện các quy định của pháp luật về AT,VSLĐ. Tiếp tục mở các lớp huấn luyện, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ AT, VSLĐ cho cán bộ chuyên trách cấp quận, huyện, phường, xã, các đơn vị, doanh nghiệp để triển khai, tuyên truyền đến người lao động.


Nhật Minh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t