Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, mối quan hệ công tác của Ban Dân vận Thành ủy (09:37 19/04/2019)


HNP - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Quy định số 6076-QĐ/TU về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Ban Dân vận Thành ủy.

Theo đó, Ban Dân vận Thành ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc của Thành ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy về công tác dân vận. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận của Thành ủy (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo); là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Xây dựng và Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố, Ban Chỉ đạo Công tác tôn giáo thành phố.

Ban Dân vận Thành ủy gồm Trưởng ban và từ 2 đến 3 Phó Trưởng ban. Các đơn vị trực thuộc gồm 4 phòng: Văn phòng Ban; Phòng Đoàn thể và Các hội; Phòng Dân vận các cơ quan nhà nước; Phòng Dân tộc và Tôn giáo.

Về mối quan hệ công tác đối với Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy và Ban Dân vận Trung ương: Ban Dân vận Thành ủy chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của Thành ủy, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy; thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo và đề xuất các vấn đề thuộc trách nhiệm, quyền hạn, lĩnh vực được phân công với Thành ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy theo quy định. Ban Dân vận Thành ủy chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đối với Ban Dân vận Trung ương.

Đối với Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND thành phố, quan hệ giữa Ban Dân vận Thành ủy với Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND thành phố là mối quan hệ phối hợp. Phối hợp với Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND để triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu thuộc lĩnh vực của mình có liên quan đến công tác dân vận trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND thành phố tạo điều kiện, hỗ trợ để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tại kỳ họp HĐND và UBND thành phố bàn về các vấn đề có liên quan đến công tác dân vận thì đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy được mời dự, tham gia ý kiến. Những nội dung cần thiết, lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy làm việc trực tiếp với Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND thành phố để phối hợp thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên.

Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng thành phố: Quan hệ giữa Ban Dân vận Thành ủy với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng thành phố là quan hệ phối hợp. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Ban Dân vận Thành ủy chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng Thành phố nghiên cứu, triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Thành ủy; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đối với ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ban, ngành thành phố: Đối với ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ban, ngành của thành phố là mối quan hệ phối hợp, trao đổi, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác dân vận theo phân cấp. Các sở, ban, ngành, cung cấp thông tin, định kỳ báo cáo những vấn đề liên quan đến công tác dân vận.

Đối với cấp ủy và các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới: Quan hệ giữa Ban Dân vận Thành ủy với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Thành ủy là quan hệ phối hợp, trao đổi, hướng dẫn trong việc thực hiện công tác dân vận, công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp. Quan hệ giữa Ban Dân vận Thành ủy với các ban tham mưu, giúp việc các quận, huyện, thị ủy, các đảng ủy trực thuộc Thành ủy là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.


Minh Châu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t