Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (21:12 23/09/2021)


HNP - Ngày 22/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3175/UBND-ĐT về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, theo Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI).

Theo đó, UBND thành phố giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
 
Trong đó, Sở Giao thông vận tải (Cơ quan Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố) tham mưu nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông. Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị đến cơ sở, tổ dân phố, cụm dân cư và hộ gia đình.
 
Tiếp tục tham mưu xây dựng văn bản về chủ trương, chính sách, các đề án trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 của Thủ tướng về phê duyệt chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045…
 
Bên cạnh đó, tập trung rà soát Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cập nhật bổ sung vào quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trong đó tập trung rà soát quy hoạch, xây dựng hệ thống bến xe khách liên tỉnh theo hướng chuyển dần ra các huyện ngoại thành nhằm giảm áp lực giao thông khu vực các quận nội thành. Xây dựng các kế hoạch hàng năm, đề án, dự án chuyên ngành lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn thành phố để cụ thể hóa quy hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo để thực hiện đảm bảo được các mục tiêu yêu cầu đề ra.
 
Tập trung quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, xử lý dứt điểm các vị trí “điểm đen”, điểm mất an toàn giao thông; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy hiệu quả tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, hằng năm xử lý từ 7 đến 10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông…
 
Rà soát, xây dựng phương án sắp xếp tổ chức và quản lý hè phố, lòng đường; các điểm trông giữ phương tiện trên hè phố, lòng đường theo nguyên tắc: Những điểm gây cản trở giao thông thì không cấp phép; những tuyến phố đủ điều kiện, không thuộc danh mục các tuyến phố cấm tổ chức trông giữ phương tiện theo quy định của UBND thành phố thì có thể cấp thêm những điểm trông, giữ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các điểm trông giữ phương tiện, cắm đầy đủ biển báo, kẻ vạch sơn xác định rõ diện tích, vị trí được cấp phép trông giữ phương tiện. Mặt khác, sắp xếp các điểm đỗ trong nội thành để bố trí làm bến chờ, đón, trả khách dành cho xe taxi.
 
Tổ chức các tuyến xe buýt kết nối giữa các bến xe và giữa các bến xe với các khu đô thị, các khu dân cư và trung tâm thành phố nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Phấn đấu tỷ lệ đảm nhiệm vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30-35% và đến năm 2030 đạt 45-50% nhu cầu đi lại của nhân dân…
 
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất triển khai xây dựng hệ thống “giao thông thông minh” trong tổng thể xây dựng thành phố thông minh, áp dụng công nghệ, kỹ thuật trong tổ chức, điều hành giao thông; xây dựng hệ thống bản đồ số trong công tác tổ chức, điều hành giao thông, tích hợp về Trung tâm điều hành giao thông thành phố để thường xuyên cập nhật, chủ động phân tích đưa ra những cảnh báo, phương án phân luồng giao thông hợp lý trên địa bàn thành phố…
 
Tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng của Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt trong đó đặc biệt các hành vi là nguyên nhân chính, chủ yếu dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông và gây ùn tắc giao thông.

Thu Hằng


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t