Phê duyệt Đề án Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021 (09:00 11/07/2019)


HNP - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2992/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Đề án nhằm mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHXH tự nguyện; tiến tới mọi người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN đều tham gia BHXH, BHTN. Tổ chức quản lý tốt các nhóm đối tượng trong phạm vi điều chỉnh của chính sách BHXH, BHTN.

Cụ thể, năm 2019: Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc đạt 90% số người thuộc diện tham gia; Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 90% số người thuộc diện tham gia; Tốc độ gia tăng BHXH tự nguyện đạt 30%. Tương ứng có 36,8% số người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm 0,63% lực lượng lao động trong độ tuổi; có 31,1% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Năm 2020: Có 38,4% số người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH, trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm 0,81% lực lượng lao động trong độ tuổi; có 32% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Phấn đấu đến năm 2021 có 40% số người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH, trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm trên 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; có 33% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Để đạt mục tiêu trên, Thành phố đề ra một số giải pháp như tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về BHXH, BHTN. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền thiết thực và có hiệu quả; Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền cả về nội dung và hình thức nhằm thay đổi nhận thức của một bộ phận không nhỏ người lao động, người sử dụng lao động. 

Đồng thời, khai thác mở rộng đối tượng để tăng nguồn thu BHXH, BHTN; Nắm bắt số lượng các cơ sở SXKD, dịch vụ, làng nghề..., và người lao động trên địa bàn. Cụ thể: Thống kê số lao động đang làm việc trong các cơ sở thuộc thành phần kinh tế chính thức, phi chính thức, các làng nghề; nắm chắc được số lao động hiện tại trên địa bàn; Thông qua mạng lưới cơ sở: Tổ dân phố, các Hội đoàn thể và các cơ quan chức năng, thực hiện rà soát, thống kê đối tượng, phân nhóm lao động cho phù hợp để tuyên truyền, vận động tham gia BHXH tự nguyện.

Các Sở, ngành: Kế hoạch Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Liên đoàn Lao động Thành phố, Cục thuế Thành phố thường xuyên thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp... có đăng ký hoạt động kinh doanh, có sử dụng lao động làm cơ sở cho việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHXH tự nguyện.

Tiến hành phân loại cơ sở SXKD, DV, làng nghề... về quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh, số lao động và hình thức ký kết hợp đồng lao động. Trên cơ sở đó kiến nghị với các cấp có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc chính sách BHXH, BHTN cho người lao động theo đúng quy định.

Ngoài ra, tăng cường thu BHXH, BHTN, giảm tỷ lệ nợ BHXH, BHTN. Tình trạng nợ đọng, chiếm dụng tiền BHXH, BHTN trong các doanh nghiệp hiện nay rất phổ biến và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp và khiếu kiện giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Việc không tham gia BHXH, BHTN đầy đủ cho người lao động ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. 

Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho viên chức ngành BHXH và tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành chức năng của Thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động theo quy định của pháp luật.


Nhật Minh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t