Chấn chỉnh thực hiện Quy chế làm việc của UBND Thành phố (12:44 22/01/2019)


HNP - Ngày 17/01, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 262/UBND-TKBT về việc chấn chỉnh thực hiện Quy chế làm việc của UBND Thành phố.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 202/QĐ-UBND, ngày 10/01/2019, của UBND TP về Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND TP giao; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc, bảo đảm đúng tiến độ, thời hạn, chất lượng; khẩn trương khắc phục tình trạng chậm triển khai thực hiện văn bản, ý kiến chỉ đạo.

Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo chuẩn bị các nội dung, đề án trong chương trình công tác, chương trình hành động của UBND Thành phố; chủ động thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định, bảo đảm chất lượng và tiến độ các nội dung, đề án.

Việc rút nội dung, đề án khỏi chương trình công tác, chương trình hành động hoặc điều chỉnh tiến độ đã đăng ký phải giải trình rõ lý do, báo cáo Chủ tịch UBND TP; không đăng ký lại đối với các nội dung, đề án đã rút khỏi chương trình.

Văn phòng UBND TP phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, thống kê chi tiết kết quả thực hiện chương trình công tác, chương trình hành động đối với từng sở, ngành, cơ quan, hàng tháng báo cáo tại phiên họp giao ban UBND TP.

Văn phòng UBND TP kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, tài liệu trong quá trình tiếp nhận, xử lý, tổng hợp, tham mưu; không trình UBND TP, Chủ tịch UBND TP, các Phó Chủ tịch UBND TP đối với các hồ sơ do các sở, ngành, cơ quan trình không bảo đảm các yêu cầu trên.

Các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình có liên quan đén chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác mà phải lấy ý kiến của cơ quan đó, yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại Điều 10, Điều 11 Quy chế làm việc của UBND TP nhiệm kỳ 2016-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 của UBND TP. Việc xin ý kiến được thực hiện bằng một trong hai hình thức: mời họp để bàn bạc trực tiếp hoặc gửi lấy ý kiến bằng văn bản.

Khi được mời họp để lấy ý kiến, người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm phải trực tiếp hoặc cử người có đủ thẩm quyền dự họp. Ý kiến của người dự họp là ý kiến chính thức của cơ quan.

Khi được hỏi tham gia ý kiến bằng hình thức văn bản, đối với những vấn đề mà pháp luật không quy định cụ thể thời gian giải quyết, giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan thuộc UBND TP, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã được hỏi ý kiến, có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và chịu trách nhiệm về nội dung phúc đáp. Nếu quá thời hạn, các cơ quan không có văn bản phúc đáp thì coi như đồng ý và chịu trách nhiệm về nội dung thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.

Trường hợp khi giải quyết công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác nếu đã có ý kiến của cơ quan đó theo đúng nội dung đang giải quyết thì được phép sử dụng ý kiến này thay cho việc lấy ý kiến lại.


Minh Châu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t