Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều, Luật Thủy lợi (18:15 17/03/2018)


HNP - Trong nội dung Công văn số 1046/UBND-KT ban hành ngày 14/3, UBND TP Hà Nội đã góp ý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều, Luật Thủy lợi.

Theo đó, UBND thành phố đề nghị cơ quan soạn thảo: Bổ sung Khoản 4 vào Điều 9: “Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp phòng, chống thiên tai và ủy quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định đối với một số trường hợp đặc thù của từng vùng miền trong trường hợp xử lý cấp bách, khẩn cấp”. Bổ sung Điểm d vào Khoản 3 Điều 10: “Hỗ trợ xử lý cấp bách khắc phục sự cố công trình đê điều”. Sửa đổi bổ sung khoản 5 Điều 10: “Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết Quỹ Phòng, chống thiên tai; quy định cụ thể các hình thức xử phạt đối với các hành vi đóng thiếu, đóng chậm và không đóng Quỹ Phòng, chống thiên tai.”

UBND thành phố đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung, sửa đổi điều 3 (Giải thích từ ngữ) đề nghị bổ sung giải thích từ ngữ: “Bờ sông”, “Hành lang thoát lũ”, “Chỉ giới thoát lũ. Điều 7 (Các hành vi bị nghiêm cấm), bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm: “Trồng cây, hoa màu ở mặt đê, mái đê, cơ đê (trừ cây chắn sóng, cỏ chống xói mái đê); đào mái đê, mặt đê, cơ đê trừ trường hợp được cấp phép theo quy định tại Khoản 1 Điều 25”. Tại Khoản 7 Điều 7 “Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão”; đề nghị điều chỉnh bổ sung “Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điêu, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão”. Điều 23 (Phạm vi bảo vệ đê điều), đề nghị bổ sung quy định: “Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ khu dân cư, chống sạt lở bãi sông”.

Điều 25 (Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều) đề nghị sửa đổi Điếm d Khoản 1: Xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 km tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều. Luật không quy định rõ xây dựng công trình ngầm nằm trong hay nằm ngoài phạm vi bảo vệ đê điều. Vì vậy đề nghị làm rõ quy định này.

Sửa đổi Khoản 2 Điều 25 như sau: Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại các Điểm a, b và c, h Khoản 1 Điều này đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III; Điểm e Khoản 1 Điều này tại các sông liên quan đến 2 tỉnh trở lên phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ NN&PTNT ”Bộ NN&PTNT hướng dẫn về trình tự, thủ tục và quy định về quy mô những hoạt động phải có ý kiến chấp thuận”.

Nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủy lợi gồm sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 14 như sau: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt quy hoạch thủy lợi quốc gia, quy hoạch thủy lợi vùng”. Sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 14 như sau: UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp thông qua quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi do mình lập, rà soát sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ NN&PTNT”.

Đề nghị sửa đổi thống nhất thẩm quyền phê duyệt quy hoạch gồm sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 14 như sau: Bộ NN&PTNT phê duyệt quy hoạch thủy lợi quốc gia, quy hoạch thủy lợi vùng; sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 14 như sau: Bộ NN&PTNT phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy lợi của địa phương do UBND cấp tỉnh trình sau khi được HĐND cấp tỉnh thông qua.


Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t