Tích cực phòng chống thiên tai ngay từ cơ sở (09:22 29/06/2019)


HNP - Trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bị ảnh hưởng bởi mưa to và lũ rừng ngang gây thiệt hại cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, giúp giảm thiểu thiệt hại.

Các chiến sĩ quân đội cùng người dân hộ đê tả Bùi, Chương Mỹ


Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản, huyện đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể, trong đó, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai. Đặc biệt, huyện đã quán triệt và thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả; thường xuyên cảnh báo cho nhân dân mức độ nguy hiểm của mưa to, lũ rừng ngang... để mọi người dân biết và phòng tránh.
 
Ông Trần Bá Xiêm, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ cho biết, trong đợt mưa lũ kéo dài có mực nước sông Bùi dâng cao gần tràn đê Tả Bùi mực nước tràn cao hơn core đê lên cao tới 1m, có đoạn đê lên đến 1,2m, một số đoạn xung yếu, mạch đùn, mạch sủi báo động sự cố vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân toàn xã Thanh Bình và nhân dân các xã vùng tả Bùi, uy hiếp trực tiếp đến giao thông Quốc lộ 6 vào Hà Đông và trung tâm thành phố. Trước tình hình đó, UBND xã đã thực hiện các nội dung trong phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Xã đã huy động các ngành, các hội, đoàn thể và huy động lực lượng tại chỗ nhân dân chủ động tham gia hộ đê chống tràn và xử lý mạch đùn, mạnh sủi tại các điểm xung yếu đảm bảo an toàn cho 2,8km đê tả Bùi.
 
Theo Chủ tịch UBND xã Trần Bá Xiêm, qua các đợt lũ lụt vừa qua, xã đã rút ra được kinh nghiệm là “phát huy được trách nhiệm và sự chủ động của toàn thể nhân dân trên địa bàn đồng thời có sự phối hợp hiệu quả của các lực lượng quân đội, cùng công an tham hỗ trợ việc ứng phó với tình huống tràn vỡ đê. Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc đồng bộ về mọi mặt trong công tác phòng chống thiên tai, luôn sãn sàng phương án sơ tán dân trong trường hợp cần thiết. Mặt khác, vẫn đảm bảo được tinh thần, đời sống sinh hoạt cho nhân dân không hoang mang lo sợ khi thiên tai xảy ra” - Chủ tịch xã Thanh Bình chia sẻ.
 
Còn tại huyện Thạch Thất, việc thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” đã được thực hiện bài bản và phát huy được hiệu quả. Ông Đặng Văn Võ, Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm (huyện Thạch Thất) cho biết, điều rút ra là cần chủ động chuẩn bị sẵn các phương tiện, vật tư cần thiết theo kế hoạch đã xây dựng, như năm 2018 xã đã huy động nhân dân đóng góp mỗi hộ 2 bao tải, 10kg rong rào, 10kg rơm khô, mỗi hộ 1 cây tre tập kết tại nhà văn hóa thôn để sử dụng khi có tình huống xảy ra. Lập danh sách và ký hợp đồng với các hộ, các doanh nghiệp, tổ chức có các phương tiện máy móc phù hợp để huy động khi cần thiết.
 
Bên cạnh đó, xã cũng tuyên truyền vận động nhân dân dự trữ lương thực, thuốc men, dầu, đèn và vật dụng gia đình cần thiết sử dụng trong 10 ngày để chủ động đối phó với thiên tai. Chủ động dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết theo kế hoạch đảm bảo cho công tác phòng, chống thiên tai. Phân công cán bộ nữ, cán bộ công đoàn xã tổ chức nấu cơm ăn tập trung để phục vụ cho lực lượng xung kích. Nhờ sự chủ động như vậy nên năm 2018 cán bộ và nhân dân xã Cần Kiệm đã đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, không để thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và của nhân dân giữ an toàn tuyệt đối các tuyến đê bao.
 
Theo ông Phạm Văn Khương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, tình hình thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố trong năm 2019 này có thể còn diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy, các địa phương cần rà soát lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ". Cần xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp thực tế. Các sở, ngành tổ chức chuẩn bị đầy đủ các điều kiện bảo đảm, kịp thời triển khai phương án khi có tình huống xảy ra, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong công tác phòng chống thiên tai thuộc lĩnh vực ngành quản lý...

Lê Tâm


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t