Đổi thay diện mạo vùng dân tộc thiểu số miền núi (13:39 27/02/2017)


HNP - Sau hơn 4 năm thực hiện Kế hoạch số 166/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về “Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015” đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước về công tác dân tộc.

Những chuyển biến rõ nét

Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.328 km2 với dân số 7,5 triệu người, trong đó, có trên 68.000 người dân tộc thiểu số. Trên địa bàn thành phố có 37 thành phần dân tộc cư trú trên khắp địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung thành làng, bản tại 14 xã thuộc 5 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ) với tổng số khoảng 53.000 người, chiếm 78,5% người dân tộc thiểu số toàn thành phố. Do địa hình đất đai nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao. Khoảng cách chênh lệch về mức sống, trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng, chất lượng hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho bà con gặp nhiều khó khăn...

Trước thực trạng trên, trong những năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đặc biệt kể từ khi Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy, Kế hoạch 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND thành phố về “Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015” (nay là Kế hoạch 138/KH-UBND ngày 15/7/2016 giai đoạn 2016-2020) kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đã có nhiều khởi sắc. Thực hiện Văn bản số 9531/UBND-VX ngày 5/12/2014 của UBND thành phố, năm 2015, các quận nội thành đã hỗ trợ kinh phí các công trình nhà văn hóa thôn cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Cụ thể, huyện Ba Vì 41 nhà văn hóa với tổng mức đầu tư hơn 82 tỷ đồng; Quốc Oai 2 nhà văn hóa và 4 nhà văn hóa do huyện tự liên hệ với các quận hỗ trợ với tổng mức đầu tư hơn 14,3 tỷ đồng; Thạch Thất 3 nhà văn hóa với tổng mức đầu tư gần 5,81 tỷ đồng. Thực hiện các dự án theo Kê hoạch số 166/KH-UBND của UBND thành phố, huyện Ba vì được bố trí vốn triển khai 72 dự án với tổng mức đầu tư hơn 1.055 tỷ đồng; Quốc Oai được bố trí vốn triển khai 30 dự án với tổng mức đầu tư gần 375 tỷ đồng; Thạch Thất được bố trí vốn triển khai 2 dự án với tổng mức đầy tư hơn 22,7 tỷ đồng; Mỹ Đức được bố trí vốn triển khai 13 dự án với tổng mức đầu tư gần 212,6 tỷ đồng; Chương Mỹ được bố trí vốn triển khai 9 dự án với tổng mức đầu tư hơn 60,7 tỷ đồng.

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 166/KH-UBND, các sở, ban, ngành thành phố luôn quan tâm, phối hợp chặt chẽ với các địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các công trình được đưa vào sử dụng đáp ứng cơ bản nhu cầu về đi lại, học tập, vui chơi và đặc biệt là giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, tưng bước làm giàu. Diện mại vùng dân tộc thiểu số miền núi của thành phố từng bước được thay đổi căn bản.

Ưu tiên các dự án đầu tư

Theo Phó Trưởng ban Dân Tộc thành phố Nguyễn Ánh Dương, Kế hoạch số 166/KH-UBND được triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch đã thu được nhiều kết quả có lẽ không cần phải bàn thêm. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế như việc chuyển kinh phí hỗ trợ của một số quận cho các huyện chưa bảo đảm tiến độ dẫn đến việc triển khai công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu bị ảnh hưởng. Kết quả kiểm tra của Ban Dân tộc mới đây cho thấy, một số quận chưa chuyển hết vốn đầu tư theo cam kết với ký do, một số quận đề nghị các huyện phải bảo đảm đủ hồ sơ thanh quyết toán theo khối lượng thi công, thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định. Kế hoạch số 166/KH-UBND của UBND thành phố có số lượng dự án đầu tư nhiều và tổng mức lớn. Tuy nhiên, nguồn lực phân bổ hằng năm chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư; thủ tục đầu tư còn rườm rà nên ảnh hưởng đến tiến độ công trình…

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 166/KH-UBND của UBND thành phố, các huyện cần quy hoạch sử dụng đất đối với các nhà văn hóa thôn, đảm bảo đúng tiêu chí theo quy định; đôn đốc, kiểm tra việc quản lý, sử dụng các nhà văn hóa thôn nhằm phát huy tối đa công năng sử dụng để thực sự là nơi sinh hoạt cộng đồng, thực hiện các thiết chế văn hóa, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa, thể thao tạo niềm vui, phấn khởi cho bà con nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, tiếp tục triển khai các dự án đã được bố trí vốn, đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án. Về phía các sở, ngành, tiếp tục quan đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện bố trí phân bổ đủ, kịp thời nguồn kinh phí cho các dự án; tiếp tục huy động, kêu gọi đầu tư, tài trợ của các cá nhân tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt là các dự án nhà văn hóa thôn; có cơ chế, chính sạch đặc thù nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số…


Đức Hiếu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t