Sứ thần tài ba Giang Văn Minh (15:43 17/07/2018)


HNP - Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội là vùng đất cổ của vùng Sơn Tây Xứ Đoài xưa; trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người dân nơi đây rất tự hào là đang gìn giữ và bảo tồn một khối lượng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý báu. Di tích Làng cổ ở Đường Lâm đã được Nhà nước xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 28/11/2005; Đây là địa chỉ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đến với Làng cổ khu khách không chỉ được tìm hiểu, khám phá các loại hình giá trị văn hóa lịch sử của di sản, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng nghệ thuật, kiến trúc quý báu; các lễ hội đặc sắc; những nét phong tục tập quán mang đậm bản sắc cốt cách tốt đẹp của người dân Việt Nam.

Cổng nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh


Ngoài ra đây còn là vùng đất sản sinh ra những hiền tài, anh hùng kiệt xuất đã có những đóng góp to lớn cho lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng thế kỷ thứ VIII, Tiền Ngô Vương Ngô Quyền thế kỷ thứ X, bà chúa Mía thế kỷ XVI, khâm sai đại thần - phó thủ tướng Phan Kế Toại, Phó bảng Kiều Oánh Mậu, cố bộ trưởng Bộ thủy lợi Hà Kế Tấn. Trong các vị hiền tài của làng cổ Đường Lâm đó không thể không nhắc đến vị sứ thần tài ba Giang Văn Minh, ông được ví như vị đại sứ anh hùng của ngành ngoại giao nước nhà thời vua Lê - Chúa Trịnh đã sẵn sàng hi sinh vì danh dự cao cả của dân tộc; Năm 2018 này dòng họ Giang cả nước và nhân dân xã Đường Lâm làm kỷ niệm 380 năm ngày mất của ông, tác giả xin giới thiệu bài viết về thân thế - sự nghiệp của Sứ thần tài ba này.

Sứ thần Giang Văn Minh sinh vào giờ Tuất, ngày Nhâm Ngọ (tức ngày 6/9 năm Quý Dậu, Dương lịch là ngày 30/9/1573). Năm Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) Đời vua Lê Thần Tông ông tham dự khoa thi Đình và đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ, cập đệ danh (tức Thám hoa) và được Triều Đình bổ nhiệm làm quan giữ chức “Binh khoa đồ cập tự chung”, Năm 1631, ông được Triều Đình thăng chức và điều động đi trấn giữ cai quản vùng đất Nghệ An. Vào năm Dương Hòa thứ 3 (1637) tức là năm thứ 10; hiệu Sùng Trinh Triều Minh (Trung Quốc), ông được vua Lê Thần Tông cử làm chánh sứ - dẫn đầu phái bộ Triều Đình An Nam đi sứ sang Trung Quốc để nộp tiến cống cầu phong cho vua Lê. Ngày đó đi sứ chủ yếu là đi bộ và ngựa để thồ gánh – hậu cần, quá trình bách bộ ấy kéo dài vài tháng trời, trải qua rất nhiều cung đường gian khổ, hiểm trở, đối mặt với dịch bệnh, khí hậu khắc nghiệt hay cướp bóc, mới đến được Kinh Đô.

Trong những ngày ở Kinh Đô, phái bộ sư ta thường xuyên bị triều đình nhà Minh khinh rẻ, miệt thị không cho gặp gỡ hạch sách đủ điều, thời gian đó, Triều Đình nhà Minh tổ chức lễ Tiết Khánh Thọ linh đình; Sứ thần đã nghĩ ra kế sách để đưa yêu sách và được gặp vua Minh, bằng những việc làm khôn khéo để thu hút bọn quần thần nhà Minh, như phơi sách, nằm phơi bụng dưới trời nắng, hay ngồi khó mà nói không nên lời; Bọn gian thần và vua Minh tưởng đó là những hành động bột phát nên cho gọi hỏi, Sứ Thần đã dùng những lời lẽ đanh thép, phân tích đúng sai, gọn  gàng để đối đáp, từ câu chuyện của riêng tư gắn với Triều Đình nhà Lê và dân tộc, nỗi thống khổ phải cống nộp tượng, vàng bằng hình dáng tên tướng giặc Liễu Thăng (tên tướng giặc gian ác khi dẫn đại quân sang cứu viện quân Minh bị nghĩa quân nhà lê chém chết ở Ải Chi Lăng - Lạng Sơn); sau khi nghe những lời lẽ đanh thép có lý có tình, Vua Minh đã làm ban hành luật lệ bãi bỏ ngay việc cống nộp này.

Tiếp tục thử tài trí thông minh của Sứ Thần, vua Minh đã ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”. Có nghĩa là “Cột đồng đến nay rêu xanh đã phủ”, hàm ý nói về sự kiện năm 43, tướng Mã Viện nhà Đông Hán dẫn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, khi qua biên giới đã cho dựng một cột đồng nhằm miệt thị và đồng hóa dân tộc ta, nghe xong ông liền nhanh chóng đối: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” - Ý nói sông Bạch Đằng ở nước ta đã nhuốm màu kẻ xâm lược phương Bắc. Khiếp nhục trước tài ứng xử của Sứ Thần, vua Minh đã tức giận hèn hạ sát hại ông bằng những hình thức vô cùng dã man như: “ rám đường vào mắt”, “mổ bụng xem gan to thế nào”, sau khi sát hại - vua Minh gian ác lại khen ông là người tiết Tháo bèn cho người ướp thi hài ông bằng thủy ngân, cho sâm vào miệng và khâm liệm bằng áo quan giao lại cho Sư bộ vấn chuyển về nước, khi thi hài ông được mang về đến quê hương hay tin này: Từ Thăng Long Vua Lê - Chúa Trịnh vô cùng xúc động đã đích thân lên tận quê để dự tang lễ và tấn phong truy tặng tước hiệu cao quý cho ông.

Vua than rằng:
Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng
Nghĩa là:
Đi sứ không trái mệnh vua, không để nhục nước, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Vua truy tặng ông:
Công bộ tả thị lang Minh quận công

Hiện nay, ông được dòng họ đưa vào thờ tại nhà thờ họ Giang (cùng nhiều vị khoa bảng, hiền tài của dòng họ). Nằm gần đình Mông Phụ trong di tích làng cổ ở Đường Lâm nhà thờ họ Giang đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1991, với tổng diện tích là 300m2 gồm các hạng mục như cổng, sân, vườn nhỏ, nhà Tiền đường, Hậu cung. Trong Hậu cung hiện còn lưu giữ một số di vật quý. Các hạng mục của nhà thờ đã được nhà nước đầu tư tôn tạo lại bền chắc vào năm 2010 bằng các vật liệu kiến trúc mang đậm nét truyền thống của vùng bán sơn địa - Xứ Đoài. Thể hiện tính tôn nghiêm. Ngoài ngày lễ tưởng niệm ngày mất của Ông, di tích nhà thờ cũng thường xuyên mở cửa để đón tiếp và tạo điều kiện cho du khách đến tham quan, tìm hiểu các thế hệ dòng họ Giang ở trong và ngoài địa phương luôn tự hào, về truyền thống hào hùng tinh thần vì dân tộc của Sứ Thần và của các bậc khoa bảng trong dòng họ.

Đây cũng là một địa điểm quý báu để giáo dục truyền thống, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.


Minh Hằng


Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t