Hà Nội quan tâm, nâng cao vai trò của y tế cơ sở (20:47 09/04/2023)


HNP - Nhân lực khám chữa bệnh tại các trạm y tế còn thiếu, cán bộ y tế chưa có chứng chỉ hành nghề hoặc chưa đủ điều kiện phụ trách chuyên môn khám chữa bệnh, công tác đấu thầu mua sắm vật tư y tế còn gặp nhiều vướng mắc…là những những hạn chế trong hoạt động chuyên môn của y tế cơ sở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ngành Y tế bàn giải pháp nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở tại Hội nghị giao ban công tác y tế cơ sở quý 1 năm 2023


Thông tin trên được lãnh đạo một số đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội nêu ra tại Hội nghị giao ban công tác y tế cơ sở quý I/2023 vừa qua để tìm giải pháp tháo gỡ, tập trung nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở, để tuyến y tế này được thể hiện đúng vai trò của mình trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đề nghị các đơn vị tập trung nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế và phòng khám đa khoa nhằm thu hút người bệnh đến khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở.

 

Đồng thời, thực hiện thẩm định bổ sung danh mục kỹ thuật chuyên môn, bố trí số lượng người hành nghề để đảm bảo hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa. Tiếp tục triển khai trạm y tế theo nguyên lý Y học gia đình, thực hiện quản lý các bệnh không lây nhiễm, quản lý sức khoẻ người dân (cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử khi có phần mềm của Bộ Y tế).

 

Đặc biệt, lãnh đạo các Trung tâm Y tế cần tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đối với y tế cơ sở, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền trong các hoạt động chuyên môn về y tế tại địa phương.

 

Đồng chí Trần Thị Nhị Hà giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động của trạm y tế, thực hiện phần mềm quản lý sức khỏe liên thông với các phần mềm y tế khác để có dữ liệu liên tục được cập nhật khi người dân đi khám, chữa bệnh.

 

Theo báo cáo của Sở Y tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang được kiểm soát tốt. Cụ thể, đối với dịch sốt xuất huyết ghi nhận 197 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2022. Bệnh nhân phân bố tại 26/30 quận, huyện, thị xã và 124/579 xã, phường, thị trấn; bệnh tay chân miệng ghi nhận 248 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2022; thủy đậu có 800 ca mắc, ghi nhận một số chùm ca bệnh tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố; uốn ván có 3 ca mắc, số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2022; liên cầu lợn ghi nhận 2 ca; bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) trong năm 2023 chưa ghi nhận trường hợp mắc; bệnh do vi rút Marburg đã có 2 quốc gia Châu Phi ghi nhận ổ dịch do vi rút Marburg… Ngoài ra, Thành phố tiếp tục duy trì công tác tiêm chủng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

 

Về hoạt động nâng cao chất lượng y tế cơ sở, ngành Y tế tiếp tục thực hiện kế hoạch của Thành phố về việc đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo. Theo đó, Thành phố hỗ trợ các quận, huyện, thị xã đầu tư nâng cấp y tế cơ sở trong giai đoạn 2021-2025 từ nguồn ngân sách thành phố tổng số 198 dự án (9 trung tâm y tế, 11 phòng khám đa khoa và 178 trạm y tế). Ngoài ra, còn 153 dự án đầu tư nâng cấp y tế cơ sở từ ngân sách cấp huyện. Hiện nay, UBND các quận, huyện, thị xã đang tiến hành tổ chức triển khai đầu tư cho các dự án y tế cơ sở năm 2023 theo kế hoạch được duyệt. Sở Y tế đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã hướng dẫn về chuyên môn theo đúng quy định. Đồng thời, Sở Y tế đang tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án tại một số quận, huyện, thị xã.

 

Về công tác an toàn thực phẩm, ngành Y tế đã tăng cường kiểm tra, giám sát công tác an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ở các lễ hội tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố; kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học thuộc 4 quận, huyện (Nam Từ Liêm, Đan Phượng, Ba Vì, Phúc Thọ); tổ chức 3 đoàn kiểm tra hậu kiểm an toàn thực phẩm theo kế hoạch; 2 đoàn truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn tập thể tại 5 quận, 5 huyện; tổ chức các đoàn giám sát mô hình điểm về an toàn thực phẩm tại các quận, huyện. Qua đó, đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 58 cơ sở thực phẩm, phát hiện và xử lý vi phạm 3 cơ sở với tổng số tiền phạt là 249,762 triệu đồng.


Trần Hương


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t