Kiên quyết xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật về đê điều (14:31 20/08/2020)


HNP - Trong nội dung Công văn số 2604/SNN-ĐĐ, ban hành ngày 17/8, Sở NN&PTNT đã gửi Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội về xử lý thông tin báo chí nêu.

Trước đó, Sở NN&PTNT nhận được Văn bản số 1904/ĐB-STTTT ngày 29/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông về điểm thông tin từ ngày 28/7 đến 29/7/2020, trong đó nêu “Từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp. Số vụ vi phạm phát sinh lớn, nhưng việc xử lý lại chưa thực sự quyết liệt. Từ ngày 21/12/2019 đến ngày 20/7/2020, trên địa bàn thành phố đã phát sinh tổng số 39 vụ việc vi phạm. Mặc dù vậy, cơ quan chức năng mới xử lý được 4 vụ, còn tồn đọng 35 vụ vi phạm…”.

Sau khi rà soát, Sở NN&PTNT cho biết: Hiện nay, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, trong khi đó số vụ vi phạm được xử lý còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng nhiều. Một số địa bàn xảy ra nhiều vi phạm, nhưng kết quả xử lý rất thấp, thậm chí chưa được xử lý. Tình trạng tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, khai thác cát không phép, trái phép; tình trạng xe quá tải trọng cho phép lưu thông trên đê đã làm cho nhiều đoạn đê bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng; tình trạng xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi bảo vệ đê xảy ra nhiều trên tuyến đê tả Đáy, tả Cà Lồ, hữu Cầu; tình trạng đổ phế thải, san lấp lạch sông, lấn chiếm lòng sông, bãi sông với quy mô lớn; tình trạng xây dựng công trình trái phép ở lòng sông, bãi sông...

Hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, ngoài ra, cũng vi phạm về nhiều lĩnh vực khác như: Đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng, tài nguyên môi trường, khoáng sản, công thương, giao thông... Cùng với đó là biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc khôi phục tình trạng ban đầu, cũng là yêu cầu quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đê điều, thoái lũ.

Mặt khác, các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều có nguồn gốc bắt nguồn từ vi phạm về đất đai như việc sử dụng sai mục đích, cho thuê trái thẩm quyền... Vì vậy, để xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm, đảm bảo an toàn đê điều, thoát lũ; đồng thời, ngăn chặn hiệu quả và hạn chế tình hình vi phạm pháp luật về đê điều, trong thời gian tới, Sở NN&PTNT đề xuất các giải pháp: Các cấp, các ngành thành phố tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của thành phố; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm nhưng không được xử lý; tập trung chỉ đạo, triển khai xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật…

UBND các quận, huyện, thị xã: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các phường, xã, thị trấn thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các hạt quản lý đê, tiến hành kiểm tra thường xuyên, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, dứt điểm những trường hợp tái vi phạm, vi phạm mới. Tăng cường công tác quản lý đối với khu vực bãi bồi ven sông; kiểm tra, rà soát và có phương án quản lý, sử dụng các khu vực bãi ven sông theo quy định; kiên quyết thu hồi hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi đối với diện tích đất bãi sông sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng những quy định của pháp luật về đê điều đến mọi người dân hiếu và chấp hành; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục thỏa thuận, cấp phép trước khi xây dựng công trình liên quan đến đê điều…


Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t