Quy định rõ về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (12:05 05/02/2017)


HNP - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1693-QĐ/TU về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo của Thành ủy về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Quy chế bao gồm 4 chương và 16 điều quy định về hoạt động của Ban Chỉ đạo của Thành ủy về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố. Điểm đáng chú ý, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo: Tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 15-CT/TU của Thành ủy. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp ủy đảng trực thuộc thành phố trong việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị; các chỉ đạo của Thành ủy và các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật qua giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo: Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Thành ủy về hoạt động của Ban Chỉ đạo. Lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo. Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

Nhiệm vụ của Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo: Thay mặt Trưởng ban chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng ban ủy quyền; chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo sự ủy nhiệm của Trưởng ban. Giúp Trưởng ban trực tiếp điều phối các hoạt động của Ban Chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác. Kiểm tra, báo cáo Trưởng ban về sự phối hợp giữa các sở, ngành liên quan trong việc triển khai kế hoạch hằng năm của Ban Chỉ đạo. Thừa ủy quyền của Trưởng ban xử lý công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo; tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất.

Nhiệm vụ của Phó trưởng Ban Chỉ đạo: Giúp Trưởng ban xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo; tổng hợp đánh giá tình hình, kết quả thực hiện theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất; đề xuất giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố. Tham mưu cho Trưởng ban chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND thành phố. Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban Chỉ đạo.

Nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo: Đề xuất cơ chế, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố. Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ được phân công. Có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực, địa bàn được giao phụ trách và theo kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban Chỉ đạo.


Hồng Hạnh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t