Tại tọa đàm, các đại biểu nhận định rằng tình trạng hàng giả, hàng nhái, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và quyền lợi người tiêu dùng mà còn làm tổn hại uy tín thương hiệu và kinh tế của các doanh nghiệp chân chính. Các nhà quản lý cho biết thủ đoạn của các đối tượng làm hàng giả ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý, đồng thời nhấn mạnh cần tăng cường kiểm soát quảng cáo thực phẩm chức năng và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Trước vấn nạn này, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai các biện pháp như gắn tem phụ, thay đổi mẫu mã, áp dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát nguồn gốc sản phẩm nhằm bảo vệ thương hiệu và quyền lợi khách hàng.
Với những chia sẻ thực tế của cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người tiêu dùng tại tọa đàm cho thấy, bài toán "diệt trừ" hàng giả không thể giải quyết đơn lẻ, mà cần sự phối hợp, đồng hành từ chính sách vĩ mô đến sự linh hoạt, chặt chẽ của các cơ quan quản lý, và thậm chí là từ cả sự nhận thức của người tiêu dùng.
Thực hiện: Minh Thu – Đình Hưng