Thăng Long thời Lê Trung Hưng: Phủ chúa - Triều đình

Theo thanglonghanoi.gov.vn 20:15 29/04/2015

HNP - Thời kỳ Lê Trung hưng, còn được gọi là thời Lê - Trịnh. Trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam, đây là thời kỳ duy nhất vừa có vua lại vừa có chúa. Chúa Trịnh nắm thực quyền, vua Lê chỉ là bù nhìn. Khác hẳn với các triều đại trước, phủ Chúa là nơi giải quyết mọi việc lớn nhỏ trong nước, triều đình vua Lê chỉ có danh mà không có thực. Tại triều đình Thăng Long, các chúa Trịnh ngày càng lấn át, ức chế vua Lê.

Tam quan chùa Kim Kiên ở phường Nghi Tàm quận Tây Hồ được xây dưới thời Trịnh (Ảnh: Tư liệu)

Năm 1599, Trịnh Tùng tự lập làm Đô nguyên soái, Tổng quốc chính, Thương phụ, Bình An vương. Uy quyền ngày một cao. Vua Lê Thế Tông bất đắc dĩ sai Hoàng Đình Ái đem sách thư tiến phong Trịnh Tùng làm Bình An vương, ban thêm cho ngọc toàn, tiết mao và hoàng việt (ba thứ này đều tượng trưng đặc quyền của vua chúa thời Phong kiến). Trịnh Tùng được mở phủ Chúa, đặt quan thuộc. Từ đấy, chính sự quyền bính đều do phủ Chúa tự quyết đoán, mọi việc từ của cải, thuế khóa, quân lính đến dân chúng đều hết thảy về phủ Chúa.
Cũng từ đấy, triều đình vua Lê phải đặt dưới quyền điều khiển của họ Trịnh và phủ Chúa mới thực sự là trung tâm của bộ máy nhà nước Phong kiến. Hệ thống tổ chức chính quyền lúc ban đầu đại khái vẫn dựa theo quan chế thời Hồng Đức, có thay đổi ít nhiều cho thích hợp với tình thế mới.
PHỦ CHÚA TRỊNH: Đứng đầu phủ Chúa cũng là đứng đầu chính quyền trung ương có chức Tham tụng và Bồi tụng, do Trịnh Tùng đặt ra từ năm 1600. Hai chức này tức là chức Tể tướng thời trước, nhưng khác trước ở chỗ chức Tham tụng và Bồi tụng không có một phẩm tước nhất định, mà do chúa Trịnh tự ý lựa chọn những người thân tín sung vào Giữ chức Tham tụng, Bồi tụng có thể là những viên Thượng thư các bộ (Bộ trưởng), có thể là viên Thị lang (Thứ trưởng) hay Đô cấp sự trung (đứng đầu Đô sát viện). Nhiệm vụ của chức Tham tụng, Bồi tụng là trực tiếp giúp Chúa bàn định mọi việc quốc chính ở vương phủ.
Lúc đầu, phủ Chúa Trịnh ở về phía Nam hồ Hoàn Kiếm. Về sau, được xây dựng tiếp thêm nhiều cung điện lớn, tới 52 tòa, phát triển dần sang phía Đông và Đông Nam, cho tới tận sát bờ sông Hồng. Cùng với các cung điện là các hồ cảnh, nguyệt đài, thủy tạ, chuồng voi, chuồng ngựa, kỳ đài, bãi hội quân và duyệt quân (Diễn va trường). Các điện đường của nhà Quốc Tử Giám (1662) cũng được sửa sang lại và khánh thành Võ học sở ở gần sông Hồng (khoảng năm 1723) (Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Sđd, tr. l05). Chúa Trịnh còn sai trưng mua các loại gỗ quý trong nhân dân để dùng vào việc xây cất các doanh trại, cho xây dựng lâu Ngũ Long cao 300 thước (khoảng 120 mét ?) Ở ven hồ Hoàn Kiếm...
TRIỀU ĐÌNH VUA LÊ: Ngoài một ông vua Lê, phần nhiều được đặt lên ngai vàng khi còn rất nhỏ tuổi (Lê Thế Tông (1573-1600) lên ngôi lúc mới có 7 tuổi ; Lê Kính Tông (1600- 1619):12 tuổi; Lê ThầnTông (1619-1643) và (1649-1662):12 tuổi ; Lê Chân Tông(1643-1649): 13 tuổi; Lê Huyền Tông (1 663-1671): 9 tuổi; Lê Gia Tông (1672-1675): 11 tuổi . Đó là các ông vua Lê kế tiếp nhau ở ngôi liên tục từ năm 1573  đến năm 1675, hơn một thế kỷ !), triều đình vẫn có danh hiệu Lục bộ Thượng thư và Ngự sử đài nhưng lúc ban đầu số Thượng thư chiếu đầy đủ.
Năm 1664, Trịnh Tạc mới lập đủ Thượng thư 6 bộ: Lại – Hộ - Lễ - Binh - Hình - Công. Trong đó, Tham tụng Phạm Công Trứ kiêm Thượng thư bộ Lại, Bồi tụng Trần Đăng Tuyển kiêm Thượng thư bộ Hộ. Những viên Thượng thư sáu bộ này tuy chức vị thuộc triều đình nhưng đều là người của chúa Trịnh cử lên làm việc dưới quyền chỉ huy của phủ Chúa.
Năm 1675, Trịnh Tạc quy định rõ công việc và quyền hạn của sáu bộ, nhưng chỉ là hữu danh vô thực.
Trên Lục bộ vẫn còn có những chức Đại tư đồ, Đại tư mã, Đại tư không, Tam thái (Thái sư - Thái phó - Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư - Thiếu phó - Thiếu bảo) là những chức danh dự, phong thêm cho quan văn võ có công lớn.
Như vậy, đứng về tổ chức bên ngoài mà xét thì chính quyền trung ương trong thời này có vẻ như có hai tổ chức là Triều đình và phủ Chúa. Nhưng thực chất hai tổ chức ấy đều thống nhất làm một, và tập trung quyền chỉ huy về phủ Chúa. Ngay từ năm 1599, Trịnh Tùng quy định một chế độ bổng lộc cho vua không lấy gì làm rộng rãi lắm: hằng năm được thu thuế 1.000 xã gọi là lộc Thượng tiến “quân lính túc trực và hộ vệ thì trong nội điện có 5.000 lính, 7 thớt voi và 20 chiếc thuyền rồng. Nhà vua chỉ chĩnh chện mặc áo long bào, cầm hốt ngọc nhận lễ triều yết mà thôi” (Cương mục, tập 11, Sđd, tr. 222). “Và họ Trịnh đời đời lập phong tước vương là bắt đầu từ Tùng” (Cương mục, tập 11, Sđd, tr. 222).
Bán đảo Ngũ Xã nơi thời Lê, các phường đúc đồng từ trấn Kinh Bắc và Hải Đông được tập trung về để đúc tiền cho triều đình (Ảnh: Phương Anh)
Từ năm 1718, Trịnh Cương lại đặt thêm Lục phiên (tương đương với Lục bộ) là: Lại – Hộ - Lễ - Binh - Hình - Công, bên phủ Chúa, để rút hết quyền hành của Lục bộ bên Triều đình.
Ngoài ra, ở Thăng Long lúc này còn thường xuyên có một đạo quân đồn trú gồm khoảng 5 vạn người, với một chuồng voi lớn chừng 150 đến 200 con, các kho chứa thuốc súng, vũ khí và các cỗ đại bác bên cạnh bãi duyệt quân.
Đối với vua Lê, chúa Trịnh tự ý phế lập nhằm đưa lên ngôi báu những ông vua trẻ con dễ bảo hay những ông vua nhu nhược cam tâm đóng vai trò bù nhìn. Nhiều vua Lê đã bị ám hại chỉ vì muốn làm vua thực sự mưu chống lại sự chuyên quyền của họ Trịnh. Trong số, 16 vua được lập lên trong thời Lê Trung hưng thì 3 vua đã bị giết hại vì tay họ Trịnh và 5 vua là những trẻ con chưa đến tuổi trưởng thành.
Vua Lê hoàn toàn là một cương vị hư danh, không có thực quyền. Ngay cả một số nghi thức triều yết tối thiểu có tính chất hình thức cũng dần dần bị chúa Trịnh hủy bỏ hay xâm phạm.
Từ Trịnh Tạc (1657-1682) trở đi, các chúa Trịnh vào triều yết không quỳ lạy không xưng tên, và tự tiện ngồi ngay bên trái chỗ “ngự tọa”, ngang hàng với nhà vua. Trước kia hàng tháng vào ngày sóc (mùng 1), vọng (ngày rằm), chúa Trịnh và các quan lại trong triều phải đến chầu vua ở điện Vạn Thọ, nhưng dần dần về sau chúa Trịnh cũng bỏ nghi lễ ấy. Triều đình vua Lê ngày càng vắng vẻ và chỉ là chỗ an nghỉ hay đúng hơn là chỗ giam cầm nhà vua, không còn là cơ quan đầu não của bộ máy nhà nước phong kiến như trước kia nữa.
Tin đọc nhiều

HĐND phường Bồ Đề tổ chức Kỳ họp chuyên đề xác lập nền tảng vận hành chính quyền hai cấp

22 giờ trước

HNP - Ngày 18/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) lâm thời phường Bồ Đề, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ Nhất nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức, vận hành của bộ máy chính quyền mới được sắp xếp theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà: Chính quyền cấp cơ sở phải gần dân và phục vụ nhân dân tốt nhất

22 giờ trước

HNP - Chiều 18/7, tại Hội trường Khu liên cơ quan phường Việt Hưng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cùng các đại biểu HĐND Thành phố thuộc Tổ đại biểu số 9 đã có buổi tiếp xúc cử tri các phường: Việt Hưng, Bồ Đề, Long Biên và Phúc Lợi, sau Kỳ họp thứ hai mươi lăm HĐND Thành phố.

Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Hồ ký kết quy chế phối hợp

22 giờ trước

HNP - Ngày 18/7, phường Tây Hồ tổ chức Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 6 tháng cuối năm 2025.

Tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

22 giờ trước

HNP - Thực hiện Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 06/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025; để thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của cả nước và của Thành phố về tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên và hai con số trong những năm tiếp theo.

Gia Lâm hướng tới mục tiêu thu ngân sách vượt 70 tỷ đồng năm 2025

22 giờ trước

HNP - Sáng 18/7, HĐND xã Gia Lâm khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ hai để xem xét và thông qua một số nội dung quan trọng.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Thăng Long - Hà Nội: Hành trình nghìn năm đổi thay, phát triển
Thăng Long - Hà Nội: Hành trình nghìn năm đổi thay, phát triển
HNP - Kinh thành Thăng Long xưa - Thủ đô Hà Nội nay là mảnh đất thiêng ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, nơi đây, đã có rất nhiều thay đổi về mọi mặt, đặc biệt đổi thay về địa danh, địa giới, tổ chức hành chính.
16:18 31/05/2018
Thăng Long tứ Trấn - Dấu ấn lịch sử ngàn năm
Thăng Long tứ Trấn - Dấu ấn lịch sử ngàn năm
HNP - Kinh thành Thăng Long xưa - Thủ đô Hà Nội nay là mảnh đất thiêng ngàn năm văn vật, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, nơi đây, còn lưu giữ những giá trị truyền thống, những di sản quý báu của dân tộc với hàng loạt các công trình kiến trúc cổ vô giá và độc đáo -  Tiêu biểu phải kể đến “Thăng Long tứ Trấn”.
20:47 28/05/2015
Cổng làng - Một nét xưa còn lại
Cổng làng - Một nét xưa còn lại
HNP - Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành phát triển của làng. Cổng làng là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của làng quê cổ truyền vùng Bắc Bộ, là những công trình kiến trúc cổ ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, thể hiện hồn quê, cốt cách của mỗi làng xã Việt Nam.
14:24 27/05/2015
Những công trình lịch sử, văn hóa tiêu biểu khu vực hồ Hoàn Kiếm
Những công trình lịch sử, văn hóa tiêu biểu khu vực hồ Hoàn Kiếm
HNP - Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử Hà Nội, nhất là từ thời Lý Trần, với bề dày lịch sử trên 1000 năm. Về tên của Hồ Hoàn Kiếm, gắn với một truyền thuyết đẹp về vua Lê Thái Tổ trả lại gươm thần sau khi dẹp tan giặc Minh, mở ra một triều đại Nhà Lê thịnh trị.
14:23 27/05/2015
Những di sản vật thể và phi vật thể khu vực Hồ Tây
Những di sản vật thể và phi vật thể khu vực Hồ Tây
HNP - Hồ Tây nằm ở vị trí phía Tây Bắc trung tâm kinh thành, được hình thành do sông Cái (sông Hồng ) chuyển dòng. Đến nay, Hồ Tây là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích khoảng 500ha, chu vi 18km. Hồ Tây từng là thẳng cảnh nổi tiếng trên đất Thăng Long, là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều tao nhân mặc khách.
14:23 27/05/2015
Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa
Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa
HNP - Thăng Long - Hà Nội đang sống trong bước ngoặt lịch sử giữa ngàn năm cũ đã qua và ngàn năm mới đang tới. Bước ngoặt lịch sử giữa hai thiên niên kỷ của toàn thể nhân loại cũng là bước ngoặt lịch sử của nhân dân ta trong những năm đổi mới này. Cuộc sống mới không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên toàn bộ đời sống dân tộc.
14:22 13/05/2015
Hà Nội ánh sáng danh nhân
Hà Nội ánh sáng danh nhân
HNP - Khi bước chân ta chầm chậm thả bộ trên những đường phố cổ Hà Nội, ta thấy lòng mình sâu thẳm một chiều sâu thời gian, ta vui thích tự hào vì đang được sống với Hà Nội một nghìn năm văn hiến. Dấu ấn vàng son của kinh thành Thăng Long chẳng phai mờ, tinh hoa của nó đã lẫn vào cuộc sống, từng ngày, từng giờ đơm hoa, kết trái.
14:21 13/05/2015
Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội
Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội
HNP - Với vị trí trọng yếu - là Kinh đô, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - giáo dục của cả nước (các thời Lý - Trần - Mạc - Lê Sơ - Lê Trịnh...); là đầu mối hành chính của các trấn - tỉnh ở Bắc Thành (từ đầu thời Nguyễn), Thăng Long - Hà Nội luôn được quan tâm quản lý, bởi sự ổn định và phát triển của đô thị này có ảnh hưởng rất lớn đến các mặt chính trị - kinh tế - xã hội của cả nước.
14:02 11/05/2015
Tin khác
HĐND phường Bồ Đề tổ chức Kỳ họp chuyên đề xác lập nền tảng vận hành chính quyền hai cấp
HĐND phường Bồ Đề tổ chức Kỳ họp chuyên đề xác lập nền tảng vận hành chính quyền hai cấp
HNP - Ngày 18/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) lâm thời phường Bồ Đề, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ Nhất nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức, vận hành của bộ máy chính quyền mới được sắp xếp theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
22 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà: Chính quyền cấp cơ sở phải gần dân và phục vụ nhân dân tốt nhất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà: Chính quyền cấp cơ sở phải gần dân và phục vụ nhân dân tốt nhất
HNP - Chiều 18/7, tại Hội trường Khu liên cơ quan phường Việt Hưng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cùng các đại biểu HĐND Thành phố thuộc Tổ đại biểu số 9 đã có buổi tiếp xúc cử tri các phường: Việt Hưng, Bồ Đề, Long Biên và Phúc Lợi, sau Kỳ họp thứ hai mươi lăm HĐND Thành phố.
22 giờ trước
Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Hồ ký kết quy chế phối hợp
Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Hồ ký kết quy chế phối hợp
HNP - Ngày 18/7, phường Tây Hồ tổ chức Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 6 tháng cuối năm 2025.
22 giờ trước
Tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
Tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
HNP - Thực hiện Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 06/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025; để thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của cả nước và của Thành phố về tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên và hai con số trong những năm tiếp theo.
22 giờ trước
Gia Lâm hướng tới mục tiêu thu ngân sách vượt 70 tỷ đồng năm 2025
Gia Lâm hướng tới mục tiêu thu ngân sách vượt 70 tỷ đồng năm 2025
HNP - Sáng 18/7, HĐND xã Gia Lâm khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ hai để xem xét và thông qua một số nội dung quan trọng.
22 giờ trước
Hoàn Kiếm: Khắc phục khó khăn để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Hoàn Kiếm: Khắc phục khó khăn để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
HNP - Ngày 18/7, HĐND phường Hoàn Kiếm tổ chức kỳ họp thứ hai, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 để xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
22 giờ trước
Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (ngày 18/7/2025)
Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (ngày 18/7/2025)
HNP - Ngày 18/7, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3849/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn thành phố Hà Nội.
22 giờ trước
HĐND phường Long Biên quyết nghị nhiều nội dung quan trọng phát triển địa phương
HĐND phường Long Biên quyết nghị nhiều nội dung quan trọng phát triển địa phương
HNP - Ngày 18/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) lâm thời phường Long Biên, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ hai - kỳ họp chuyên đề nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị các nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức bộ máy, phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý hành chính sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương và thành phố Hà Nội.
22 giờ trước
Quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật một số giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thực hiện kê khai giá
Quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật một số giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thực hiện kê khai giá
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 44/2025/QĐ-UBND ngày 16/7/2025 về việc quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật một số giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thực hiện kê khai giá trên địa bàn thành phố Hà Nội.
23 giờ trước
Triển khai Chương trình truyền thông
Triển khai Chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô" năm 2025
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 17/7/2025 về việc triển khai Chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô" năm 2025.
23 giờ trước