Khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (09:12 21/03/2017)


HNP - Ngày 17/3, Ban Chỉ đạo 389 TP ban hành Văn bản số 17/BCĐ389/TP-CQTT về khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (lần 2).  

Theo đó, Ban chỉ đạo 389/TP đề nghị các sở, ngành thành viên BCĐ 389/TP và BCĐ 389 các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm nội dung tại Công điện số 371/CĐ-TTg ngày 10/3/2017 của Thủ tướng Chính Phủ; văn bản số 1136/UBND- KGVX ngày 15/3/2017 của UBND thành phố và văn bản số 15/BCĐ389/TP-CQTT ngày 11/3/2017 của Ban chỉ đạo 389/TP về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

Sở Công thương chủ trì phối hợp Sở Y tế, các Sở, ngành thành viên có liên quan trong BCĐ 389/TP và BCĐ 389 các quận, huyện, thị xã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu không có nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Công an thành phố Hà Nội tổ chức điều tra, làm rõ truy tố trước pháp luật về việc liên quan trường hợp tử vong do ngộ độc rượu thời gian qua; kết hợp tuyên truyền, vận động người dân, ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh rượu không nhãn mác, không dán tem và không có nguồn gốc, xuất xứ.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Báo, Đài và các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền để người kinh doanh không bán rượu không nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ; để người dân không sử dụng các loại rượu nói trên. Tuyên truyền tác hại do uống rượu, chất có cồn không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các biểu hiện nghi ngộ độc Methanol nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương phối hợp tốt với các đoàn kiếm tra liên ngành Thành phố để đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật; đồng thời, yêu cầu phòng kinh tế của quận, huyện, thị xã thống kê các cơ sở sản xuất; kinh doanh rượu (bao gồm cả cơ sở dịch vụ ăn uống) và giao trách nhiệm cho các đoàn kiểm tra liên ngành của quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có bán rượu trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

Chủ tịch UBND xã, phường phải chịu trách nhiệm trước Thành phố, quận, huyện, thị xã nếu để xảy ra tình trạng sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo các điều kiện của pháp luật trên địa bàn mình quản lý.


Đức Hiếu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t