Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn (10:05 02/11/2017)


HNP - Ngày 31/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 507/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo an toàn giao thông 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ Quý IV năm 2017.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, toàn quốc xảy ra 14.346 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.113 người, bị thương 11.785 người; so với cùng kỳ năm 2016 giảm 966 vụ (-6,24%), gỉảm 330 người chết (-5,11%), giảm 1.810 người bị thương (-13,35%); 43 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2016.

Nhằm mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông từ 5% - 10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương trong năm 2017, khắc phục ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn, các Bộ, ngành thành viên của ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 28/4/2011 của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong đó chú trọng một số nhiệm vụ sau:

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe; công tác quản lý phương tiện; duy trì kiểm soát tải trọng phương tiện, sớm chấm dứt tình trạng xe quá tải hoạt động; phối hợp với Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải có biện pháp xử lý nghiêm, ngăn chặn và chấm dứt việc khai thác cát, sỏi trái phép trên các tuyến sông; kiên quyết lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông; tiếp tục phát huy vai trò cấp ủy, chính quyền và hệ thống y tế của địa phương trong công tác khắc phục, xử lý hậu quả tai nạn giao thông. 

Chỉ đạo UBND cấp huyện, xã thực hiện kiểm soát, cảnh giới và bảo đảm an toàn tại đường ngang và lối đi tự mở qua đường sắt; gắn và xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu phát sinh lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; phát huy vai trò các đoàn thể chính trị, xã hội trong vận động nhân dân thực thi pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tổ chức tốt công tác tự quản tại cơ sở, đặc biệt là trong việc phát hiện, cảnh báo và xử lý các điểm đen, lối đi tự mở trái phép qua đường sắt.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành luật lệ giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và cấp huyện theo Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; lập kế hoạch và dự toán kinh phí an toàn giao thông năm 2018.

UBND TP Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai kế hoạch lập lại trật tự giao thông đô thị; có giải pháp phù hợp, ổn định để quản lý hiệu quả vỉa hè, lòng đường, ưu tiên cho người đi bộ và phương tiện công cộng; giữ gìn trật tự đô thị kết hợp chặt chẽ với việc sắp xếp và tổ chức lại, bảo đảm cuộc sống của người dân nghèo đang mưu sinh trên vỉa hè; tiếp tục nâng cao chất lượng vận tải công cộng gắn với quản lý sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; phân luồng, điều tiết giao thông và hướng dẫn tham gia giao thông qua các điểm hay ùn tắc giao thông, các đoạn tuyến có công trình xây dựng chiếm dụng lòng lề đường, bị ngập nước do mưa, triều cường.


Hoàng Nam


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t