Phòng, chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn (14:20 23/01/2018)


HNP - Sở Y tế Hà Nội và ban hành Kế hoạch số 257/KH-SYT triển khai phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn thành phố năm 2018.

Theo đó, Sở Y tế đặt mục tiêu: 100% các quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng, chống tai nạn thương tích (PCTNTT) tại cộng đồng và tổ chức các hoạt động tại địa phương. 100% các quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn thực hiện tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế và cộng đồng trong PCTNTT. Xây dựng mô hình điểm bệnh viện tuyên truyền về PCTNTT trên địa bàn thành phố. Trên 85% quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn tổ chức giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ số liệu mắc, tử vong do tai nạn thương tích tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế. Trên 75% mạng lưới cộng tác viên sơ cấp cứu thực hiện được kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em, người lao động bị tai nạn, thương tích. Tăng 10% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn so với năm trước.

Để thực hiện các chỉ tiêu trên, Sở Y tế triển khai nhiều hoạt động trong chỉ đạo điều hành; đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng chuyên môn..., trong đó chú trọng củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế. Duy trì và phát triển các trạm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm theo quy định; tiếp tục xây dựng và củng cố mạng lưới cộng tác viên sơ cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên; tổ chức các hình thức vận chuyển cấp cứu khác ngoài xe cứu thương. Cung cấp trang thiết bị phục vụ sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế.

Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan tại trung ương và địa phương triển khai các hoạt động: xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho từng nhóm đối tượng (người lao động, giáo viên, học sinh, cảnh sát giao thông, đối tượng học và thi cấp giấy phép lái xe,...); củng cố, nâng cao chất lượng các điểm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông. Thông tin rộng rãi về hệ thống sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tới người dân.

Bên cạnh đó, rà soát năng lực xây dựng cộng đồng an toàn tại các địa phương, tổ chức cho các xã, phường, thị trấn đăng ký và xây dựng các mô hình an toàn. Duy trì và nhân rộng mô hình cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích, ngôi nhà an toàn, trường học an toàn; tổ chức đánh giá và thẩm định các mô hình an toàn. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ xây dựng cộng đồng an toàn trong chuẩn quốc gia y tế xã, phường. Phối hợp xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới để xây dựng cộng đồng an toàn.


Minh Châu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t