Giải quyết tình trạng người lang thang xin tiền tại các di tích văn hóa, lễ hội (11:01 11/01/2018)


HNP - Ngày 5/1, Sở Lao động,Thương binh và xã hội đã ban hành Kế hoạch số 29/KH-SLĐTBXH phòng ngừa ngăn chặn, xử lý tệ nạn mại dâm và giải quyết tình trạng người lang thang xin tiền tại các di tích văn hóa, lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Cụ thể, trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tệ nạn mại dâm tại các di tích, lễ hội: Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng chống mại dâm. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động. Huy động các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tham gia tư vấn, vận động nhân dân không định kiến, kỳ thị, giúp đỡ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng.

Thông báo các số điện thoại đường dây nóng, hộp thư tố giác tội phạm, vận động nhân dân cung cấp tin, thư liên quan đến tội phạm ma túy, mại dâm; Thường xuyên khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng tệ nạn mại dâm trên các địa bàn, đặc biệt các địa bàn có điểm di tích văn hóa, địa điểm tổ chức lễ hội. Phát hiện dấu hiệu vi phạm và có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời những dấu hiệu hoạt động mại dâm, sử dụng trái phép chất ma túy, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội nơi có điểm di tích văn hóa, tổ chức lễ hội.

Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sản xuất, buôn bán, sử dụng các sản phẩm văn hóa và tổ chức các hoạt động văn hóa có nội dung đồi trụy., khiêu dâm, kích dục tại các điểm đi tích văn hóa, nơi tổ chức lễ hội. Tập trung lực lượng tăng cường kiểm tra đột xuất các cơ sở kình doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm tại các khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh dịch vụ các loại hình kinh doanh dịch vụ massage, Bar rượu mạnh, gội đầu thư giãn, cà phê đèn mờ... trên địa bàn khu vực di tích, tổ chức lễ hội.

Về giải quyết người lang thang trên địa bàn Thành phố: Tăng cường công tác phối hợp tập trung người lang thang trên địa bàn, khi kiểm tra, phát hiện, tập trung đưa người lang thang đến địa điểm lưu trú tạm thời, lập biên bản và thông báo cho Trung tâm BTXH đến tiếp nhận đối tượng theo địa bàn như sau:

Các xã, phường, thị trấn thuộc quận, huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh, Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm thông báo đến Trung tâm Bảo trợ xã hội I (địa chỉ: thôn Đồng Dầu, xã Dục Tú, huyện Đông Anh; điện thoại: Đội TTXH 024.39.611.543/01686.390.809).

Các xã, phường, thị trấn thuộc quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Quốc Oai thông báo đến Trung tâm Bảo trợ xã hội II (địa chỉ: thôn Phù Yên, xã Viên An, huyện Ứng Hòa; điện thoại: Đội TTXH 024.85.882.277).

Các xã, phường, thị trấn thuộc huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây thông báo đến Trung tâm Bảo trợ xã hội IV (thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì; điện thoại: 024.33.863.080/0902.241.908).

Trường hợp không liên lạc được với các Trung tâm BTXH để tiếp nhận đối tượng, UBND xã, phường, thị trấn liên hệ với Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội (địa chỉ: số 45 phố Bà Triệu, Hà Đông; điện thoại: 024.33.525.662) để phối hợp giải quyết.

Khi kiểm tra, phát hiện người mấc bệnh tâm thần đi lang thang và người lang thang ốm yếu suy kiệt trên địa bàn thông báo cho Trung tâm 115 đến tiếp nhận và bàn giao các cơ sở y tế điều trị.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng các Trung tâm BTXH, Trung tâm 115 không bố trí được phương tiện đến tiếp nhận đối tượng, UBND các xã, phường, thị trấn, các Ban Quản lý Di tích và Danh thắng được sử dụng kinh phí của địa phương (đơn vị) để thuê phương tiện vận chuyển đưa đối tượng đến các Trung tâm BTXH, cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế.

Lam Sơn


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t