Khôi phục chăn nuôi bị úng ngập do ảnh hưởng thiên tai (09:56 20/07/2017)


HNP - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa ban hành phương án khôi phục chăn nuôi bị ngập úng do ảnh hưởng của mưa bão năm 2017.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Huy Đăng cho biết, tổng đàn gia súc, gia cầm của thành phố gồm: 175.300 con trâu, bò (17.000 con bò sữa), 28 triệu con gia cầm và 1,6 triêu con lợn. Rút kinh nghiệm từ thực tiễn công tác phòng, chống ứng phó với mưa lớn, để hạn chế đến mức thấp nhất do ảnh hưởng của thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành phương án khôi phục chăn nuôi sau ngập úng. Theo đó, các địa phương và đơn vị trực thuộc ngành Nông nghiệp rà soát, thống kê đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm và tổ chức tiêm phòng triệt để vắc xin các bệnh truyền nhiễm dự kiến bị ngập lụt, nhất là vắc xin cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn. Cùng với đó, chuẩn bị kinh phí, nhân lực ứng phó kịp thời khi mưa bão xảy ra. Xây dựng kế hoạch phòng, chống ngập úng, phương án di dời đàn gia súc, gia cầm. Dự kiến địa điểm để di chuyển gia súc, gia cầm khi ngập úng xảy ra...

Trong trường hợp xảy ra úng ngập, biện pháp khôi phục chăn nuôi như sau: Trước hết phải rà soát khả năng cung cấp con giống trên địa bàn thành phố. Theo tính toán, mỗi tuần sản xuất trên 1 triệu con giống, như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu giống gia cầm. Với đàn gia súc, trên địa bàn thành phố có nhiều doanh nghiệp nên khả năng đáp ứng đủ nhu cầu về con giống cho nông dân. Khó khăn nhất là bảo đảm thức ăn thô và tinh cho đàn trâu, bò. Vì vậy, phải có kế hoạch chăm sóc diện tích cỏ còn lại để tăng sản lượng bù đáp cho lượng cỏ bị hao hụt do ngập úng hoặc trồng thêm các giống cỏ chịu lạnh, gieo ngô mật độ dày, ngô lấy thân tăng nguồn thức ăn cho trâu, bò sau úng lụt. Số cỏ, rơm khô còn lại được chế biến ủ urê cũng là nguồn thức ăn dự trữ, tăng dinh dưỡng thức ăn cho trâu, bò.

Ông Nguyễn Huy Đăng cho biết thêm, thành phố có cơ chế hỗ trợ thiệt hại do dịch gia súc, gia cầm. Cụ thể, hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình có giá súc, gia cầm phải thiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ: 38.000 đồng/kg thịt hơi đối với lợn, 45.000 đồng/kg thịt hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai và 35.000 đồng/con gia cầm.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t