Quốc Oai: Đổi thay trong đời sống văn hóa (16:06 23/06/2018)


HNP - Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, những năm qua, nhiều chính sách xã hội đã tạo được sự thay đổi quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra được tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, toàn diện và hiệu quả trên các mặt công tác, tạo bước chuyển biến căn bản về nếp sống văn minh của người Hà Nội.

Trong lĩnh vực phát triển văn hóa - xã hội, huyện đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biển, giáo dục pháp luật gắn với giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa, chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn. Hàng năm, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện tới các xã. Tính đến năm 2017, huyện Quốc Oai có 95/96 thôn, 4/5 tổ dân phố và 122/170 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hoá. 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế. Toàn huyện có 49/73 (67,1%) trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Quốc Oai đạt 83,7%. 100% trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện được nâng cấp, cải tạo và 21/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế...
 
Cùng với đó, huyện cũng luôn quan tâm phát triển văn hóa tương xứng với phát triển kinh tế. Năm 2017, UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí đào tạo và cung cấp trang thiết bị hoạt động cho các câu lạc bộ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của huyện như hát Tuồng, thôn Dương Cốc, xã Đồng Quang; hát Chèo, xã Đại Thành; hát Dô, xã Liệp Tuyết; múa rối nước xã Sài Sơn; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, văn hóa cồng chiêng ở các xã Phú Mãn, Đông Xuân...; quan tâm gìn giữ và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, lập dự án quy hoạch di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã có 14 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng nguồn kinh phí 181,9 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện đề án khôi phục và phát triển các môn thể thao truyền thống vốn là thế mạnh của địa phương...
 
Huyện cũng quan tâm thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách đối với người có công, có cơ chế thiết thực, hiệu quả hỗ trợ người nghèo nâng cao đời sống. Trong 03 năm, huyện đã tiếp nhận 1.137 hồ sơ đề nghị giải quyết các chế độ đối với người có công. Đề nghị Thành phố và Trung ương phong tặng, truy tặng 35 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Tổ chức điều dưỡng cho gần 2.000 đối tượng chính sách người có công; in, cấp hơn 34.500 thẻ BHYT cho người có công… đồng thời, đã hỗ trợ cho hơn 1.400 hộ nghèo (tặng 33 xe máy, 837 sổ tiết kiệm; 329 con bò giống sinh sản; tổ chức triển khai hỗ trợ xây, sửa nhà ở cho 212 hộ…với tổng kinh phí là 18,213 tỷ đồng.
 
Để triển khai đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện cơ chế chính sách về đào tạo, đãi ngộ, hỗ trợ việc làm cho người lao động, UBND huyện đã xây dựng và ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong 03 năm đã tổ chức được 187 lớp, đào tạo cho 6.526 người, đạt 100% kế hoạch Thành phố giao. Đồng thời, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội mở phiên giao dịch việc làm lưu động tại huyện, tạo cầu nối giữa người lao động của huyện với các doanh nghiệp trong và ngoài Thành phố. Trong 3 năm qua, toàn huyện đã tạo được 8.900 việc làm mới cho người lao động, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động trên địa bàn huyện.
 
Đặc biệt, năm 2017, Thành phố đã ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau khi ban hành, 02 bộ quy tắc ứng xử trên đã được triển khai tích cực trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, được Nhân dân hưởng ứng, bước đầu tạo những chuyển biến tích cực về văn hóa công sở và văn hóa ứng xử trong các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện.
 
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền rộng rãi, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, góp phần hình thành nếp sống mới, thói quen tốt đẹp, giữ gìn, bồi đắp và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; từng bước loại dần các yếu tố lạc hậu, hủ tục mê tín dị đoan, xây dựng những mô hình, điển hình tiên tiến ngày càng nhiều.
 
Từ nay đến năm 2020, Quốc Oai phấn đấu 50% số xã, thị trấn có nhà văn hóa và khu thể thao; 87-89% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; 90-95% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; 70-75% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 100% xã, thị trấn được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa NTM, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; Thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển văn hóa, thể thao đến năm 2020; phấn đấu từ 65-70% số trường mầm non công lập, 85-90% số trường tiểu học công lập, 95-100% số trường trung học cơ sở công lập đạt chuẩn Quốc gia; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70-75%; 90% người dân tham gia BHYT…
 
Để hoàn thành các mục tiêu trên, cùng với việc đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, huyện sẽ tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tăng cường đầu tư hạ tầng văn hóa; tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của huyện, phát huy các di tích lịch sử văn hóa như: Chùa Thầy, động Hoàng Xá, đình So và các di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đảm bảo có đủ thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở; gắn việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với phong trào xây dựng NTM. Thực hiện đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Tập trung giải quyết việc làm cho người lao động, tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm…

Bình An


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t