Hiệu quả tích cực từ chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi Hà Nội (13:25 19/06/2018)


HNP - Trong thời gian qua, Dự án chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trong trọng. Nhiều nội dung, chỉ tiêu của Dự án đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra. Hiệu quả của Dự án có sức lan tỏa rộng và đặc biệt được người tiêu dùng nhiệt tình hưởng ứng.

Các hội viên nông dân thăm quan chuỗi thịt lợn sinh học A - Z huyện Thanh Oai


Theo đó, Dự án được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5818/QĐ-UBND ngày 30/10/2015. Mục tiêu và nội dung chính của Dự án là hoàn thiện 11 mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm; đến năm 2020 cung cấp cho thị trường 14 tấn thịt lợn/ngày, 6,5 tấn thịt gia cầm/ngày, 105 nghìn quả trứng/ngày, 105 tấn sữa tươi/ngày và 1 tấn thịt bò/ngày và xây dựng 12 nhãn hiệu sản phẩm chăn nuôi. 
 
Tính đến nay, chuỗi khép kín do doanh nghiệp làm đầu mối đã chủ động được các khâu từ sản xuất giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, đã hình thành một số mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khép kín hoạt động có hiệu quả như chuỗi thực phẩm A-Z (HTX Hoàng Long), chuỗi thực phẩm Tiên Viên (Công ty Cổ phần Tiên Viên), chuỗi trứng gà 729 (Công ty TNHH chăn nuôi và trồng trọt Phú An); chuỗi thịt lợn hữu cơ Bảo Châu,...
 
Đối với mô hình chuỗi, lấy các tổ chức nông dân tại các vùng chăn nuôi tập trung, các xã chăn nuôi trọng điểm của thành phố làm trọng tâm, sau đó, giới thiệu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để tạo thành chuỗi từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Đã có một số mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi có liên kết các tác nhân từ chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi hoạt động có hiệu quả như chuỗi gà Mía Sơn Tây (Hội chăn nuôi - tiêu thụ gà Mía Sơn Tây), chuỗi gà đồi Sóc Sơn (Hội chăn nuôi - tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn), chuỗi gà đồi Ba Vì (Hội chăn nuôi - tiêu thụ gà đồi Ba Vì), chuỗi thực phẩm Vinh Anh (VAF), chuỗi thực phẩm Nam Hà Nội (SHF),...
 
Các đối tượng tham gia chuỗi được chỉ ra được những hạn chế cần tác động nhằm thúc đẩy phát triển các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn thành phố. Bổ sung thêm cơ sở để đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tiếp theo. Đặc biệt, cán bộ quản lý chuỗi ở cơ sở được tham gia chuỗi được tập huấn về kỹ năng quản lý chuỗi, khai thác nhãn hiệu sản phẩm chăn nuôi.
 
Để bảo đảm chất lượng sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, các đơn vị quản lý nhà nước của Sở NN&PTNT đã chuẩn hóa quy trình chăn nuôi và quy chế quản lý cho 11 chuỗi, gồm chuỗi gà đồi Ba Vì; gà đồi Sóc Sơn; gà Mía Sơn Tây; vịt Vân Đình; lợn sinh học Quốc Oai; lợn sinh học Liên Việt; lợn hữu cơ Bảo Châu; thực phẩm A-Z; thực phẩm Tiên Viên; thịt bò Hà Nội và sữa Ba Vì... Xây dựng và phát triển ổn định 9 mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi của các chuỗi gồm: Gà đồi Ba Vì; gà đồi Sóc Sơn; gà Mía Sơn Tây; thịt lợn hữu cơ Bảo Châu; thịt lợn sinh học Quốc Oai; thực phẩm A-Z; thực phẩm 3F; thực phẩm Tiên Viên; sữa Ba Vì. 
 
Để đảm bảo an toàn sản phẩm tham gia chuỗi, các chủ cơ sở được hướng dẫn điều kiện và trình tự xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi tại các chuỗi, có trên 60 hộ chăn nuôi lợn và gia cầm áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, trong đó, có 4 cơ sở chăn nuôi lợn và 3 cơ sở chăn nuôi gia cầm được cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
 
Là đơn vị tham gia dự án chuỗi từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Trọng Long, Giám đốc HTX Hoàng Long cho biết, chuỗi thịt sản xuất và cung cấp thực phẩm A-Z, được xây dựng trên cơ sở tổ chức khép kín từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi đến giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, hàng ngày, chuỗi cung cấp cho thị trường khoảng 2,2 tấn thịt lợn. Trong đó, khoảng 900kg thịt lợn là các sản phẩm đã được giết mổ, đóng gói và các sản phẩm đã qua chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm với nhãn hiệu “Thực phẩm AZ”. Theo ông Long chuỗi thịt lợn sinh học A - Z tức là chủ động từ con giống, thức ăn, đến giết mổ, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.
 
Tại huyện Sóc Sơn cũng hình thành chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm gà đồi Sóc Sơn. Tham gia mô hình này các đơn vị chăn nuôi đã ký kết được với một số doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và hệ thống nhà hàng, giúp hội viên chăn nuôi gà bán với giá cao hơn trung bình từ 10.000 - 15.000 đồng/con so với trị trường. Hiện nay, chuỗi đã cung cấp cho thị trường mỗi ngày khoảng 950kg, trong đó, 330kg gà thịt đã qua giết mổ, bao gói, hút chân không đảm bảo an toàn thực phẩm với nhãn hiệu “Gà đồi Sóc Sơn”...
 
Có thể nói việc phát triển các chuỗi đã tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm được quản lý, sản xuất theo quy trình rõ ràng, minh bạch và được tuyên truyền rộng rãi, từ đó, người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm giúp ra tăng giá trị sản phẩm (gia tăng giá trị sản phẩm từ 15 - 20% so với sản phẩm khi chưa được sản xuất theo chuỗi) và mở rộng thị trường, nhiều chuỗi đã thiết lập được hệ thống các đại lý, nhà phân phối, cửa hàng tiện ích trên địa bàn cả nước. Bên cạnh đó đã góp phần thay đổi quan điểm của doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân người sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm.

Đoàn Nguyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t