Mùa lễ hội chùa Thầy: Thu hút khách du lịch (14:19 02/05/2018)


HNP - Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai, Hà Nội) được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014, Bộ tượng Di Đà Tam Tôn tại chùa Thầy được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015… Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu hành hương lễ Phật, tham quan các danh lam, thắng cảnh trong vùng của người dân, từ năm 2018, huyện Quốc Oai đã nâng cấp lễ hội chùa Thầy thành mùa lễ hội.

Là di tích quốc gia đặc biệt, chùa Thầy những năm gần đây luôn thu hút được đông đảo khách thập phương đến tham quan du lịch. Mọi người thường về đây để dâng lễ, thắp hương cầu mong sự an bình, cầu tài lộc, đồng thời cũng là dịp để khám phá phong cảnh nơi đây. Với nhiều cảnh đẹp và sự kết hợp trong tín ngưỡng, tôn giáo như: Hang Cắc cớ, chợ Trời, nơi thờ Phật, thờ Mẫu và những các thánh nhân. Người dân nơi đây có câu ca dao: “Gái chưa chồng trông hang Cắc cớ - Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. Nên mỗi mùa lễ hội các bạn trẻ thường về đây cầu duyên, cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian, cùng kết duyên. 
 
Chùa Thầy vừa là nơi thể hiện những tinh hoa văn hóa về tín ngưỡng vừa là nơi có phong cảnh đẹp với những yếu tố tâm linh giúp mọi người khi đến nơi đây cảm giác thư thái và an lành. Bạn Nguyễn Thanh Huyền, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Đây là lần đầu em đến dự lễ hội chùa Thầy, hội có nhiều hoạt động vui và ý nghĩa để em hiểu nhiều về văn hóa dân gian của nước mình, phong cảnh nơi đây cũng rất đẹp rất thích hợp cho việc du lịch tham quan ngắm cảnh”.
 
Nghi thức lễ rước kiệu
 
Đặc biệt, dịp chính Hội. mùa lễ hội năm 2018 (từ ngày 20 đến 22/4), huyện Quốc Oai phục dựng nguyên bản các nghi thức tế, rước trong các ngày Lễ Mộc dục và Lễ Tạ Thánh. Huyện cũng tham vấn từ các nhà khoa học, từng bước khôi phục trang phục lễ tế truyền thống mang dấu ấn đặc trưng của mỗi thôn, làng trong quá trình thực hiện các nghi lễ. Bên cạnh phần lễ, Ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong phần hội. Các loại hình di sản phi vật thể của huyện Quốc Oai như: hát Dô xã Liệp Tuyết, hát Ví Hàm Rồng của xã Tuyết Nghĩa, múa rối nước của Sài Sơn, hát chèo của xã Đại Thành, hát tuồng của xã Dương Cốc... được trình diễn tại lễ hội. 
 
Ngoài việc trình diễn múa rối nước đặc sắc, biểu diễn chèo, tuồng… các trò chơi dân gian truyền thống của người dân Sài Sơn như: đá cầu, bắt trạch trong chum, bịt mắt đập niêu, kéo co... cũng được tổ chức khu vực sân trung tâm trước hồ Long Trì và chùa Long Đẩu. Đã nhiều lần dự hội tại Chùa Thầy, song Chị Vũ Phương Thu, Linh Đàm, Hà Nội vẫn rất hào hứng: “Màn múa rối nước ở đây được biểu diễn rất hay. Tôi thường đến nơi đây vào dịp lễ hội, đi lễ và xem hội giúp tôi thấy thoải mái và bớt áp lực hơn”. 
 
The lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai, trên địa bàn Hà Nội, hiếm có khu vực nào có những giá trị độc đáo như khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách. Quần thể di tích chùa Thầy còn lưu giữ được hệ thống các di vật, cổ vật rất phong phú thuộc nhiều chủng loại, chất liệu. Ngoài ra, quần thể này còn có một loạt các di tích quan trọng khác như: chùa Hoa Vân, đền Văn Xương, quán Hoàng Xá, chùa Hoàng Kim... Thêm vào đó, với sự kết hợp hài hòa, lễ hội chùa Thầy làm tôn lên nét đẹp giá trị văn hóa của dân tộc. Đây cũng là lý do khiến hàng ngàn du khách đổ về chùa Thầy hàng năm để vãn cảnh cũng như tham dự lễ hội.  
 
Lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai cũng cho biết, tháng 3 âm lịch được xem là khoảng thời gian khá đẹp và thuận tiện cho các công tác chuẩn bị lễ hội cũng như thời gian diễn ra lễ hội. Tình từ đầu năm đến nay, đã có 75 nghìn lượt khách đến với lễ hội chùa Thầy. Điều đó cho thấy việc phát huy giá trị di tích chùa Thầy đang đi đúng hướng. Huyện Quốc Oai đang tiếp tục kết nối chùa Thầy với đình So (xã Cộng Hòa), Khu du lịch Tuần Châu - Quốc Oai trên địa bàn, kết nối với các hoạt động du lịch tại sông Đáy và núi Vua Bà, nhằm phát huy giá trị của khu di tích này.

Nghi Dung


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t