Di tích lịch sử đình làng Khúc Thủy

Thanh Tình 15:24 29/06/2020

HNP - Đình làng Khúc Thủy, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội còn lưu giữ được những giá trị về điêu khắc, kiến trúc truyền thống qua kết cấu không gian tổng thể một kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng; những thành tựu tiếp thu từ truyền thống của mỹ thuật dân tộc qua tạo tác đồ thờ tự. So với các di tích khác trong xã và vùng lân cận, đình Khúc Thủy còn lưu giữ được nhiều di vật quý với những tạo tác nghệ thuật đẹp mắt.

Cổng đình Khúc Thủy

Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX", thôn Khúc Thủy xưa gọi là xã Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng; sau này gọi là làng Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (năm 1965 là tỉnh Hà Tây, năm 1975 là tỉnh Hà Sơn Bình, năm 1992 trở về tỉnh Hà Tây, từ tháng 8/2008 đến nay là thành phố Hà Nội). Làng Khúc Thủy nằm ở ngã ba hợp lưu của sông Nhuệ và sông Hòa Bình. Theo phong thủy thì đây là vùng địa linh giao hòa, mọi linh khí trời đất, âm dương đối đãi. Xung quanh vùng ngã ba còn có nhiều gò đống có tên linh thiêng như gò "Họng rồng". Hai mắt của rồng là hai dòng sông phía trước. Vùng địa linh có đình, có đường cái quan, có chợ giao thương hàng hóa sầm uất nên dân gian có câu ca: "Chợ Sái, đường cái quan, thành hoàng Khúc Thủy". Và chính ngôi đình của làng được dựng trên gò đất "họng rồng", tên gọi là đình Khúc Thủy. Khu di tích hiện diện ngày nay có những hạng mục: cổng mã, hai dãy tả, hữu vu, ngôi nhà phương đình, đại bái và hậu cung. Những công trình trên tập hợp thành tổng thể với kiểu kiến trúc nội Công ngoại Quốc.

Mái đình được đắp nổi hình rồng

Theo sự tích thần phả thì đình Khúc Thủy thờ Trần Thông. Tương truyền, ông là con trai duy nhất của danh tướng Trần Khát Chân (1370 - 1399). Trần Khát Chân thuộc dòng dõi Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, đến đời thứ năm thì chuyển về xã Nhuế Dương, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trần Khát Chân sinh ngày mồng 3 tháng Chạp năm Canh Tuất (1370), đặt tên chữ là Kính Đức. Lớn lên, Trần Khát Chân có sức khỏe và dung mạo khác người, liền được sung vào quân ngũ. Tháng 11 năm 1389, trước sức tấn công mạnh mẽ của quân Chiêm, Đại tướng Hồ Quý Ly bỏ chạy về kinh thành. Thăng Long một lần nữa có nguy cơ bị quân Chiêm tàn phá. Năm ấy, Trần Khát Chân 20 tuổi, giữ chức Đô tướng (chức thấp nhất trong mỗi vệ), được Thượng hoàng cử cầm quân đi chặn giặc. Tháng 3 năm 1390, ông lập được công lớn trên sông Hải Triều, dùng pháo lớn bắn trúng thuyền của Chế Bồng Nga, vua Chiêm chết tại trận. Ngày khải hoàn, ông được vua phong là Long tiệp phụng thần nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan nội Hầu.

Năm sau (1391), vua Trần lại lấy hương Cổ Mai (một vùng đất từ đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng đến 2 phường Trần Phú, Yên Sở, quận Hoàng Mai ngày nay) để phong thưởng cho Trần Khát Chân. Cũng tại hương Cổ Mai, năm 1398, ông lấy bà Lê Thị Ngọc Dao. Ở đình Tương Mai hiện có pho tượng Trần Khát Chân tạc bằng đá xanh, to gần gấp hai người thật. Tượng đặt trên bệ đá, xung quanh bệ đá có tạc hổ phù, sóng nước, cánh sen, đường nét tinh xảo. Ngoài ra, đình còn giữ được 11 sắc phong của các triều cho Trần Khát Chân và Phạm Ngưu Tất. Từ những điều ghi trong thần tích, chúng tôi còn được biết thêm rằng, lúc thái ấp rơi vào tay Hồ Quý Ly, một gia thần là Vũ Toản, khi biết tin dữ đã đem con của Trần Khát Chân là Trần Thông đi trốn ở làng Khúc Thủy. Lớn lên, Trần Thông có ra tu luyện ở núi Yên Tử và sau đó tham gia đánh giặc. Khi mất được phong “Ninh Thông Hòa thượng Đại vương”. Ông được nhân dân nhiều làng Mỹ Tiên (huyện Mỹ Đức), Bắc Lãm (quận Hà Đông), Khúc Thủy (huyện Thanh Oai) tôn vinh làm thành hoàng và thờ ở đình.

Kiến trúc đẹp của đình

Cổng đình làm theo lối thức kiến trúc kiểu cổng mã, được trải dài giáp đường cái quan, soi bóng xuống dòng sông. Cổng đình có hai lớp kiến trúc bốn cột trụ biểu và hệ thống cửa mã hai bên. Nét độc đáo ở cổng này là sự hoành tráng về chiều ngang, chiếm hết chiều dài của ngôi đại bái. Những cột trụ lớn uy nghi đắp lồng đèn, tứ linh, chim phượng đầy sức mạnh. Khoảng cách giữa cột chính và cột phụ là mảng tường lửng đắp phù điêu con ngựa chiến tô vẽ màu hồng trong tư thế xung trận. Tiếp đó là cổng hai bên làm theo lối cửa mã cuốn vòm, chồng diêm hai tầng lợp dán ngói mũi. Tiếp nối là bức tường xây lửng bốn phía làm ranh giới cho khuôn viên nội tâm của khu di tích. Ở hai bên có nhà tả vu và hữu vu, dùng làm nơi đón tiếp khách và sửa lễ.

Những công trình chính là phương đình, đại bái và hậu cung có từ lâu đời, được tu bổ lớn vào thời Nguyễn muộn, như dòng chữ Hán trên thượng lương đình: năm Khải Định thứ 5 (1920) trùng tu. Kiến trúc bên ngoài các ngôi nhà cùng xây tường gạch bao quanh, mở cửa ra vào phía tường ruột, đầu hồi bít đốc, bờ nóc xây đắp bờ chữ Đinh, hai mái dốc chảy lợp ngói mũi. Kết cấu khung nhà có những hàng cột gỗ xẻ đầu để lắp câu đầu và bộ vì kiến trúc theo kiểu thức giá chiêng chồng rường con nhị, kẻ bẩy. Đặc điểm điêu khắc nghệ thuật thể hiện trên nhiều bức cốn, mỗi gian đều có cửa võng chạm trổ những tiêu bản hình rồng, phượng với hoa văn mây xoắn, lá lật và lá cúc theo phong cách trang trí đình làng thời Nguyễn vùng đồng chiêm. Ngôi nhà hậu có kiến trúc bộ khung nhà quy mô nhỏ bé theo lối bộ vì của đại bái, thiên về bào trơn đóng bén. Điêu khắc trang trí nghệ thuật thể hiện trên cửa võng, hoành phi, câu đối, đồ tế tự ở ban thờ thần thành hoàng.

Đình còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: kiệu bát cống, hương án, ngai bài vị, bát hương, thần phả, những đạo sắc phong, trong đó, có đạo sắc của triều Lê ban tặng mỹ tự cho Trần Thông là thượng đẳng phúc thần.

Với những giá trị của mình, đình Khúc Thủy được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1991.

Tin đọc nhiều

Hà Nội dự kiến sẽ triển khai các chính sách ưu tiên nhằm hỗ trợ người dân khu vực Vành đai 1 trong lộ trình chuyển đổi phương tiện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và nâng cao chất lượng sống đô thị

2 giờ trước

HNP - Chiều 15/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề “Quyết liệt bảo vệ môi trường, bảo vệ người dân Thủ đô”. Tọa đàm có sự tham gia của các đại biểu: Dương Đức Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Hoàng Văn Thức - Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường); TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Hội Không khí sạch Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế).

Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (ngày 15/7/2025)

2 giờ trước

HNP - Ngày 15/7, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3798/QĐ-UBND về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội.

Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống dịch sốt xuất huyết hiệu quả hơn

17 giờ trước

HNP - Chiều 15/7, Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Khẳng định Hà Nội luôn đặc biệt quan tâm công tác này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà cho biết, Thành phố sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để bảo đảm phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết hiệu quả hơn.

Tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" cho các trường ngoài công lập thuộc quận Nam Từ Liêm (trước sắp xếp)

17 giờ trước

HNP - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3787/QĐ-UBND ngày 14/7/2025 về việc tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" cho các trường ngoài công lập thuộc quận Nam Từ Liêm (trước sắp xếp), đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác năm học 2024 - 2025.

Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

17 giờ trước

HNP – Trung tâm phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1059/QĐ-TTPVHCC ngày 12/7/2025 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Di tích Quốc gia đình làng Giẽ Hạ, huyện Phú Xuyên
Di tích Quốc gia đình làng Giẽ Hạ, huyện Phú Xuyên
HNP - Đình Giẽ Hạ thuộc xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, là công trình kiến trúc nghệ thuật có quy mô tương đối lớn. Tương truyền khi hưng công xây dựng đình vào thời Lê, năm Chính Hòa thứ 7 (1686), cụ Đặng Đình Tướng là người Thượng Đức Hạ làm quan đã mua gỗ để cúng tiến vật liệu xây dựng cho làng. Sau đó, nhân dân đứng ra xây dựng ngôi đình năm gian hiện còn tồn tại đến nay.
15:54 12/08/2020
Di tích đình, đền Phúc Thụy, huyện Thanh Oai
Di tích đình, đền Phúc Thụy, huyện Thanh Oai
HNP - Đình, đền Phúc Thụy thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Đình, đền Phúc Thụy gọi theo địa danh của làng, còn có tên nôm là đình làng Chảy. Ngôi đình tọa lạc trên ngôi đất cao giữa hai thôn Phúc Lâm và Thượng Thụy cũ. Tương truyền đình Phúc Thụy được khởi công xây dựng vào thời nhà Lê và được trùng tu vào thời nhà Nguyễn.
15:53 12/08/2020
Đình Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên
Đình Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên
HNP - Đình Tri Chỉ, thuộc xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Từ khi hình thành đến nay, công trình kiến trúc này vẫn là một thiết chế văn hóa hội tụ, kết tinh và tỏa sáng tinh hoa vật chất và tinh thần của mỗi cộng đồng dân cư, cần được gìn giữ và bảo tồn...
15:02 10/08/2020
Chùa Thượng Cát
Chùa Thượng Cát
HNP - Chùa Thượng Cát, tên chữ là Tăng Phúc Tự, là một ngôi chùa cổ của làng Thượng Cát, nay thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội. Theo các cứ liệu lịch sử, chùa do sư Tổ Ma Ha Ca Diếp Ma Đằng Hào Thụy khai sơn xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 12 dưới triều vua Lý Cao Tông và sau này được đại trùng tu vào đầu thế kỷ 17 thời Lê Trung Hưng.
16:30 31/07/2020
Đình Gia Thụy
Đình Gia Thụy
HNP - Đình Gia Thụy, tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, có từ xa xưa thờ Thành hoàng: 4 anh em tướng của An Dương Vương. Đình được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1991.
16:30 31/07/2020
Di tích Tổ nghề Khảm trai Chuyên Mỹ
Di tích Tổ nghề Khảm trai Chuyên Mỹ
HNP - Đến Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), vào các làng Chuôn Thượng, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ, Chuôn Trung, ta luôn nghe thấy tiếng lách cách đục, tỉa từ những ngôi nhà, những nhà xưởng phát ra; có khi là tiếng máy, tiếng cưa xoèn xoẹt đang cưa, cắt, đục những mảnh trai, ốc, gỗ. Về làng du khách được tham quan di tích đền thờ Tổ nghề khảm Trương Công Thành và nghe sự tích về ông tổ nghề nơi đây.
10:59 22/07/2020
Lăng đá Phạm Đôn Nghị - Hiển Linh từ
Lăng đá Phạm Đôn Nghị - Hiển Linh từ
HNP - Lăng đá Phạm Đôn Nghị có tên chữ là Hiển Linh từ ở thôn Lại Yên, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Lăng đá được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1964.
13:58 21/07/2020
Di tích Lăng đá Phạm Mẫn Trực - Huệ Linh từ
Di tích Lăng đá Phạm Mẫn Trực - Huệ Linh từ
HNP - Lăng đá Phạm Mẫn Trực còn có tên tự là Huệ Linh từ, ở xóm 1, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Lăng đá Phạm Mẫn Trực được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1964.
19:52 17/07/2020
Tin khác
Hà Nội dự kiến sẽ triển khai các chính sách ưu tiên nhằm hỗ trợ người dân khu vực Vành đai 1 trong lộ trình chuyển đổi phương tiện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và nâng cao chất lượng sống đô thị
Hà Nội dự kiến sẽ triển khai các chính sách ưu tiên nhằm hỗ trợ người dân khu vực Vành đai 1 trong lộ trình chuyển đổi phương tiện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và nâng cao chất lượng sống đô thị
HNP - Chiều 15/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề “Quyết liệt bảo vệ môi trường, bảo vệ người dân Thủ đô”. Tọa đàm có sự tham gia của các đại biểu: Dương Đức Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Hoàng Văn Thức - Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường); TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Hội Không khí sạch Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế).
2 giờ trước
Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (ngày 15/7/2025)
Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (ngày 15/7/2025)
HNP - Ngày 15/7, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3798/QĐ-UBND về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội.
2 giờ trước
Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống dịch sốt xuất huyết hiệu quả hơn
Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống dịch sốt xuất huyết hiệu quả hơn
HNP - Chiều 15/7, Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Khẳng định Hà Nội luôn đặc biệt quan tâm công tác này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà cho biết, Thành phố sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để bảo đảm phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết hiệu quả hơn.
17 giờ trước
Tặng danh hiệu
Tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" cho các trường ngoài công lập thuộc quận Nam Từ Liêm (trước sắp xếp)
HNP - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3787/QĐ-UBND ngày 14/7/2025 về việc tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" cho các trường ngoài công lập thuộc quận Nam Từ Liêm (trước sắp xếp), đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác năm học 2024 - 2025.
17 giờ trước
Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng
Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng
HNP – Trung tâm phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1059/QĐ-TTPVHCC ngày 12/7/2025 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội.
17 giờ trước
Công bố Danh mục thủ tục hành chính được điều chỉnh lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa
Công bố Danh mục thủ tục hành chính được điều chỉnh lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa
HNP – Trung tâm phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1056/QĐ-TTPVHCC ngày 11/7/2025 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được điều chỉnh lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội.
17 giờ trước
Công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục và đào tạo
HNP – Trung tâm phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1057/QĐ-TTPVHCC ngày 11/7/2025 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; lĩnh vực giáo dục trung học; giáo dục tiểu học thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
17 giờ trước
Công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Lưu trữ
Công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Lưu trữ
HNP – Trung tâm phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTPVHCC ngày 11/7/2025 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Lưu trữ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội.
17 giờ trước
Phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch – kiến trúc, Quy hoạch xây dựng
Phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch – kiến trúc, Quy hoạch xây dựng
HNP – Trung tâm phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1060/QĐ-TTPVHCC ngày 12/7/2025 về việc phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch – kiến trúc, Quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội.
17 giờ trước
Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực cấp cứu ngoại viện
Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực cấp cứu ngoại viện
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 41/2025/QĐ-UBND ngày 14/7/2025 về định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực cấp cứu ngoại viện của thành phố Hà Nội.
18 giờ trước