Đẩy mạnh tuyên truyền đấu tranh phòng, chống hành vi bạo lực (20:57 18/06/2018)


HNP - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 107/KH-BTGTU về tuyên truyền, thực hiện đấu tranh phòng, chống hành vi bạo lực trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị các cấp, của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, của gia đình, cộng đồng và xã hội (nhất là thế hệ trẻ) về bản chất, mối nguy hiểm tiềm ẩn, những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất, tinh thần, thậm chí cả tính mạng con người do hành vi côn đồ, bạo lực gây ra; Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao và sự vào cuộc tích cực của cộng đồng, toàn xã hội trong việc đấu tranh phòng, chống, kịp thời ngăn chặn, kiềm chế, từng bước khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng côn đồ, bạo lực xã hội, bạo lực gia đình, bạo lực học đường nhằm tạo dựng môi trường an toàn, lành mạnh, bình yên, hạnh phúc cho mỗi người dân Thủ đô, bạn bè trong nước và quốc tế đến với Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, để Hà Nội xứng đáng là Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố vì hòa bình.

Tuyên truyền gắn với phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, nét đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh; nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân, gia đình, từng thành viên cộng đồng và xã hội trong đấu tranh với các hành vi côn đồ, bạo lực. Đồng thời, nêu cao tính kỷ cương và nghiêm minh của pháp luật đối với hành vi côn đồ, bạo lực. Công tác tuyên truyền được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, hình thức và nội dung thiết thực, phù hợp với tập quán, đặc thù của từng địa phương, đơn vị.

Tổ chức tuyên truyền, hội thảo đánh giá thực trạng tình hình để có giải pháp thích hợp, đảm bảo công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả: Tiến hành thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng các vụ việc đã xảy ra, vụ án đã xét xử... Tổ chức khảo sát, phỏng vấn điều tra xã hội học nhằm đánh giá khách quan mức độ quan tâm, phản ứng... của các cấp lãnh đạo từ thành phố đến cơ sở, cán bộ, đảng viên và các giai tầng xã hội đối với hành vi côn đồ, bạo lực hiện nay.

Tập trung công tác tuyên truyền trong hệ thống chính trị: Sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, khu dân cư, tổ dân phố, hội nghị đại biểu nhân dân, tiếp xúc cử tri... Đổi mới các hình thức tuyên truyền cổ động, trực quan. Định kỳ ra quân tuyên truyền cổ động, phát động các phong trào đấu tranh phòng, chống hành vi côn đồ, bạo lực. Tranh thủ, tận dụng tối đa ưu thế của truyền thông, mạng xã hội trong việc đăng tải thông tin tích cực, đồng thời đấu tranh với hành vi côn đồ, bạo lực.

Đẩy mạnh tuyên truyền trên Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố, trang web, bản tin của các quận, huyện, thị và hệ thống thông tin đại chúng: Tổ chức, triển khai các chuyên mục, tin, bài, phóng sự... gắn với đặc thù của từng cơ quan báo chí... Lồng ghép, định hướng tuyên truyền thông qua Hội nghị thông tin báo chí hàng tuần đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội. Có cơ chế tăng cường mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, khu dân cư, tổ dân phố, thôn, làng... với các cơ quan chức năng của Nhà nước ở các địa phương trong phòng, chống các hành vi côn đồ, bạo lực trên địa bàn.

Chú trọng mời các chuyên gia văn hóa, chuyên gia về tâm lý gia đình, học đường, tâm lý hành vi, tội phạm... có uy tín tham gia các diễn đàn, tọa đàm, hoạt động thông tin, truyền thông nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động ở các cấp (nhất là cơ sở) và trên các phương tiện thông tin đại chúng.


Minh Châu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t