Triển khai hoạt động văn hóa, văn nghệ và tổ chức quản lý lễ hội Xuân Mậu Tuất 2018 (13:59 15/01/2018)


HNP - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa có Văn bản số 1136-CV/BTGTU triển khai hoạt động văn hóa, văn nghệ và tổ chức quản lý lễ hội Xuân Mậu Tuất 2018.

Theo đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các cấp ủy đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể thao và lễ hội mừng năm mới 2018, Tết Nguyên đán Mậu Tuất, kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2018), kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968... với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, lành mạnh, an toàn và phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô, của dân tộc.

Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại những khu vui chơi, giải trí, các trung tâm hoạt động cộng đồng được thực hiện gắn với chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ, ca ngợi những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước và Thủ đô, các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh...

Các sở, ngành, địa phương quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên và tạo điều kiện cho các đội thông tin tuyên truyền, đội văn nghệ lưu động và các đoàn nghệ thuật xây dựng chương trình phục vụ các tầng lớp nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Ưu tiên các chương trình biểu diễn phục vụ nhân dân tại các vùng nông thôn, vùng xa trung tâm thành phố và các chương trình chuyên biệt dành cho thiếu nhi.

Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, văn nghệ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Thủ đô và dân tộc, nhất là các phong tục, tập quán tốt đẹp có tác dụng giáo dục đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở cơ sở…

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát, nắm chắc các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội.

Đồng thời, các sở, ngành, địa phương, đơn vị cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các văn bản, chỉ thị của Trung ương và Thành phố về công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Quy tắc ứng xử nơi công cộng và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.

Đối với các địa phương có những lễ hội lớn, được dư luận xã hội quan tâm (Lễ hội Chùa Hương - Mỹ Đức, Hội Gióng - Sóc Sơn,...) cần chủ xây dựng các phương án, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng mọi điều kiện để lễ hội diễn ra an toàn, không để xảy ra sai sót. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên địa bàn, tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để chủ động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, du khách khi tham gia lễ hội và tránh những suy diễn thiếu tích cực trong dư luận xã hội…

Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động mê tín, dị đoan, phát tán văn hóa phẩm độc hại, tổ chức cờ bạc trá hình, “thương mại hóa” hoạt động lễ hội. Tuyệt đối chú ý công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh tại khu vực tổ chức lễ hội; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ; bảo đảm vệ sinh môi trường,... khu vực và không gian lễ hội.


Bình An


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t