Tiếp tục phát huy vai trò, vị trí di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội (09:26 03/01/2018)


HNP - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 1113-TB/TU truyền đạt kết luận hội nghị gặp mặt đại biểu tiêu biểu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội năm 2017.

Thông báo nêu rõ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Thời gian tới, hướng tới mục tiêu thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án cụ thể hóa Chương trình 04 của Thành ủy khóa XVI về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI, các cấp, các ngành, các cơ quan trong hệ thống chính trị thành phố cần triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp; trong quá trình thực hiện, chú trọng tiếp thu các góp ý, tạo sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhà khoa học, nhà quản lý, những người trực tiếp trông coi di tích, các bảo vật quốc gia, nắm giữ các nghề thủ công truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể...

Một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể là: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về trách nhiệm với Hà Nội, với cả nước, với quá khứ và với tương lai; về vai trò, vị trí quan trọng, tiềm năng và thế mạnh của di sản văn hóa, nhất là các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Qua đó, để mỗi người dân Thủ đô nói chung, người dân trong khu vực di tích văn hóa nói riêng hiểu thấu đáo hơn trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy giá trị các di tích văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Tổ chức thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, những công ước quốc tế về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Từng cấp chính quyền phải ưu tiên có cơ chế phù hợp trong việc tôn tạo, bảo tồn nâng cấp di sản. Rà soát, cập nhật thường xuyên tình trạng các di tích, không để tình trạng “bỏ rơi, lãng quên di sản văn hóa". Đặc biệt, đối với các di sản văn hóa phi vật thể phải có sự vào cuộc quyết liệt của của các cấp, các ngành để khôi phục, gìn giữ và lan tỏa những giá trị nhân văn đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

Chủ động hơn nữa trong công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi về bảo tồn di sản văn hóa. Ngành Văn hóa Thủ đô nghiên cứu, đề xuất với thành phố về chính sách đãi ngộ đặc thù cho các chuyên gia, nhà khoa học và cán bộ làm công tác văn hóa. Phát huy vai trò của Hội di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong việc vận động nhân dân, huy động mọi nguồn lực của xã hội cho công tác bảo tồn, tôn tạo di sản; xây dựng cảnh quan, không gian di sản lành mạnh, thân thiện...


Minh Châu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t