Giải quyết kiến nghị của cử tri về sản xuất kinh doanh, chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn (14:12 18/01/2018)


HNP - Ngày 16/1, UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 194/UBND-KT yêu cầu sở, ngành liên quan tham mưu giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đến sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn trên địa bàn thành phố.

Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được Văn bản số 304/BC-ĐĐBQH ngày 12/12/2017 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội về tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2011-2017”. Theo đó, cử tri đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố.

Chỉ đạo các quận, huyện sớm thực hiện Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ tập trung; xây dựng khu giết mổ tập trung theo quy hoạch, từng bước đình chỉ hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định; có chủ trương tạm thời cho phép các cơ sở giết mổ đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoạt động trong khi chờ rà soát, sửa đổi quy hoạch; phân cấp viêc thẩm định, cấp phép dự án giết mổ có quy mô vừa và nhỏ cho cấp huyện thực hiện nhằm đẩy nhanh các dự án giết mổ tại địa phương.

Có cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chợ đầu mối để quản lý tốt các nguồn thực phẩm vào nội thành và là nơi để giới thiệu quảng bá các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm nông sản an toàn trên cả nước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá toàn diện việc thực hiện các chính sách của trung ương về ATTP và các chính sách của HĐND TP Hà Nội, từ đó nêu rõ những khó khăn vướng mắc, đề xuất, kiến nghị cơ chế đặc thù để phát triển nông nghiệp của Thủ đô. Có chính sách hỗ trợ đối với người dân sản xuất nông sản hữu cơ như: Nguồn nước, máy cấy, máy sấý, máy chế biến, bảo quản..., để mô hình nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó nhân rộng mô hình này ra nhiều nơi.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với việc buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm vệ sinh ATTP và đề nghị áp dụng mức xử phạt cao nhất đối với các vi phạm nêu trên để đảm bảo tính răn đe.

UBND quận, huyện, thị xã bố trí đủ kinh phí, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan được phân công nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, phân loại và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nông, lâm, thủy sản, quản lý sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phân cấp của UBND thành phố. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản từ thành phố tới quận, huyện, thị xã theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ.

UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP thuộc lĩnh vực nông lâm thuỷ sản và báo cáo định kỳ theo quy định; bố trí nhân viên chăn nuôi thú y, nhân viên trồng trọt bảo vệ thực vật tại các xã, phường, thị trấn để phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở kinh doanh; tổ chức ký cam kết đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc địa bàn quản lý.

Về việc trên, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND quận, huyện, thị xã tham mưu đề xuất giải quyết những kiến nghị của cử tri liên quan đến sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn trên địa bàn thành phố tại văn bản nêu trên.


Quốc Bảo


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t