Khu phố cổ và khu phố cũ (12:50 14/12/2009)


HNP - Đây là hai thuật ngữ mới ra đời khoảng mươi lăm năm nay, từ khi người ta bắt đầu chú ý đến những di sản kiến trúc của thành phố.

*Phạm vi “khu phố cổ :Từ năm 1995, để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp bảo vệ, thành phố thời quy định “khu phố cổ” nằm trong khu vực một hình gọi là tam giác những kỳ thực là hình thang, hai cạnh ngang là phố Hàng Đậu và dãy phố Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ - Hàng Thùng. Hai cạnh dọc là phố Trần Nhật Duật và dãy phố Hàng Cót - Hàng Gà - Hàng Điếu - Hàng Da.

Khu vực này, cho tới trước khi có mặt người Pháp đều chung một dáng dấp: các phố hẹp, chi chít dọc ngang bẹp bàn cờ, phần lớn mang tên gọi của các mặt hàng sản xuất hay kinh doanh tại đó: Hàng Đường, Hàng Bạc... không rõ thời xa xưa thế nào, chỉ biết từ đầu thế kỷ XIX thì nhà hai bên đường đều theo kiểu “nhà ống”. Nhà như một cái ống, bề ngang hẹp, chiều dài sâu. Bố cục đều tương tự gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng, tiếp đến một sân lộ thiên để lấy ánh sáng. Nhà trong mới là nơi ăn ở, nối vào đó là khu phụ. Đa số là một tầng, lớp ngói, hai tường hồi vượt cao xây giật cấp như những bực thang. Cũng có một số nhà thêm một tầng gác nhưng thấp và không mấy khi trổ cửa sổ. Nhà ống bé nhỏ, vừa là xưởng sản xuất thủ công, vừa là cửa hàng, vừa là nơi sinh hoạt của gia đình. Tại khu phố đó, người mua kẻ bán suốt ngày, cảnh tượng tấp nập. Cái hấp dẫn của khu phố cổ Hà Nội chính ởnhững chỗ đó, ở cái tổng thể do người xưa đã sắp xếp thành một cơ thể đầy sống động, khăng khít, gắn bó, kề tựa nhau mà tồn tại, sinh sôi... Cũng phải kể tới những chùa - đình đền - miếu rải rác trong nhiều đường phố, cổ kính và trang trọng. Đó là những bằng chứng cho một khía cạnh tâm hồn người Hà Nội cũ: bên cạnh sự hòa đồng với cộng đồng xã hội, người Hà Nội luôn tìm cách hòa đồng với một thế giới tâm linh vì cùng với một không gian đô thị vật chất, vẫn tồn tại một không gian đô thị mang màu sắc huyền thoại, ẩn chìm và thiêng liêng, ở đó có thể giao hòa cùng quá khứ chứa chất sức mạnh tiềm ẩn.

Khi Pháp tới, các phố cổ được uốn thẳng hơn, làm vỉa hè và thêm các công trình hạ tầng. Tại đây một số nhà được xây lại kiên cố nhưng vẫn theo kiến trúc cổ. Một số xây theo kiểu “Tây”, một hoặc hai tầng, chịu ảnh hưởng của vật liệu xây dựng mới và hình thức trang trí kiến trúc châu Âu. Điều này có làm biến dạng phần nào khu phố cổ song bóng dáng của một thời đã qua (ít ra là thế kỷ XIX) vẫn còn lưu lại ởcái không gian văn hóa đậm đà hương vị cổ. Vì vậy mà “khu phố cổ” (cổ đến đâu thì còn cần bàn thêm) vẫn là một kỷ niệm mà người xưa gửi cho người nay để rồi truyền cho đời sau.

*Phạm vi “khu phố cũ”: Từ năm 1875, Pháp đã chiếm khu Đồn Thủy cũ làm nhượng địa và xây dựng những ngôi nhà theo kiến trúc châu Âu. Từ năm 1883, Pháp chiếm hẳn Hà Nội. Năm 1886, đã có một quy hoạch cho thành phố Hà Nội mới. Ban đầu tập trung cải tạo khu quanh Hồ Gươm. Trên sát mái nhà số 3 Hàng Khay, nay vẫn mang dòng chữ 1886 là năm xây dựng. San đó có việc lấp hồ ao, lấp sông Tô rồi phá tòa thành cổ. Do vậy lần lượt xuất hiện các khu phố Tây, một là khu Nhượng địa, hai là khu thành cổ, ba là khu Nam Hồ Gườm. Ba khu này nay gọi là “khu phố cũ”.

a. Khu nhượng địa hình chữ nhật, hai cạnh dài là đường Bạch Đằng và phố Lê Thánh Tông - Trần Thánh Tông, hai cạnh ngang là đoạn đầu phố Tràng Tiền và phố Nguyễn Huy Tự. Đây nguyên là đồn thủy quân của tỉnh Hà Nội cũ, tháng 8-1875 thì bị buộc phải nhượng hẳn cho quân đội Pháp xây doanh trại, dinh thự và bệnh viện. Đây là những công trình kiến trúc kiểu“chính thống”. Dinh Tổng tham mưu tướng quân Pháp (nay là Nhà khách bộ Quốc phòng) còn mang trên nóc hàng chữ số ghi năm xây dựng 1874-1877. Bệnh viện Lanessan (nay là Quân y viện 108) được xây dựng năm 1892-1893.  

b. Khu thành cũ gồm các phố Phan Đình phùng, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Trần Phú. Vì việc giải phóng mặt bằng dễ dàng (đất trống) nên việc xây dựng có nhiều thuận tiện. Đường phố rộng, dài. Phủ Toàn quyền nay là Phủ Chủ tịch xây dựng trong những năm 1902-1906. Các biệt thự ở đây thường theo kiến trúc miền Bắc nước Pháp, mái dốc, các chi tiết trang trí ởcửa, ở nóc diêm dúa, tỉ mỉ.

c. Khu Nam Hồ Gươm là một hình chữ nhật mà hai cạnh dài là Tràng Thi - Tràng Tiền và Trần Hưng Đạo, hai cạnh ngang là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Khu vực này được xây dựng đồng thời với khu thành cũ song quy trình có chậm hơn vì phải giải tỏa nhiều làng xóm. Nhà hát Lớn xây từ 1902-1911. Một số công sở quy mô lớn như Công ty hỏa xa Vân Nam (nay là trụ sở Tổng liên đoàn Lao động ởngã ba Trần Hưng Đạo - Quán Sứ) xây dựng xong năm 1902, trường đại học ởphố Lê ThánhTông xây năm 1904, Phủ Thống sứ (nay là Nhà khách Chính phủ số nhà 10 phố Ngô Quyền) xây lại vào năm 1919. Ở khu này, đa số cũng là biệt thự nhưng mái không dốc, nhiều cửa, theo kiến trúc miền Nam nước Pháp.

Ở cả ba khu trên, tới những năm 20và 30 của thế kỷ trước đã xuất hiện các công trình kiến trúc theo xu hướng kết hợp phong cách Á Đông. Một số có giá trị thẩm mỹ cao như Viện Bảo tàng Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử) 1928-1932, Sở Tài chính (nay là Bộ Ngoại giao) 1929-1932, viện Pasteur (1930...). Cả ba khu trên nay được gọi là khu phố cũ. Đây cũng là một quỹ đô thị rất đặc trung, quý giá của Hà Nội



Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t